![]() |
Ngành hải quan đã bám sát thực hiện chủ trương về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Ảnh minh họa |
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy là yêu cầu cấp bách
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định, đó là hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
“Không thể trì hoãn”Thực trạng mà Nghị quyết 18-NQ/TW nêu ra đã đặt ra nhiều thách thức vì nhận thức đã rõ, Trung ương đã ban hành nghị quyết để lãnh đạo nhưng như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng chỉ ra là: Rằng hay thì thật là hay/Xem ra thực hiện còn gay trăm bề. Trước yêu cầu cấp bách của thực tiễn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là “không thể trì hoãn”, nhưng cũng không kém phần phức tạp vì: Thứ nhất, hiện nay 70% ngân sách dùng để nuôi bộ máy, trong khi đó công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để. Thứ hai, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cản trở phát triển, tăng thủ tục hành chính, lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, công dân, làm lỡ thời cơ phát triển của đất nước. |
Hệ thống chính trị Việt Nam gắn liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mỗi tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, vừa đóng vai trò là hình thức tổ chức quyền lực của nhân dân (Nhà nước), tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quần chúng (Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), vừa là tổ chức mà qua đó Đảng Cộng sản thực hiện sự lãnh đạo chính trị đối với xã hội.
Vấn đề đổi mới tổ chức của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay đang được đặt ra một cách cấp bách và có thể nói, chúng ta không còn thời gian để bàn lùi vì chúng ta đã bỏ lỡ quá nhiều thời cơ để thực hiện.
Ngược dòng lịch sử để thấy rằng, vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị không phải là vấn đề mới, bây giờ mới đặt ra. Ngày 8/2/1982, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết số 16-HĐBT về việc tinh giản biên chế hành chính. Nghị quyết nhấn mạnh: Việc thực hiện nghị quyết của Đảng và Nhà nước còn chậm chạp, kết quả rất hạn chế; biên chế hành chính ở các ngành, các địa phương còn nặng nề; tình trạng trì trệ, bao cấp chưa giải quyết được bao nhiêu. Nghị quyết đã có nhưng thực tế triển khai thực hiện vẫn chưa mang lại kết quả cụ thể theo hướng tiến bộ.
Trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có nhiều chủ trương nhằm đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cải cách tiền lương và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, như: Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) “Một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước”; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Nghị quyết Trung ương 5, Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XI, Kết luận số 64-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.
Sau khi có Nghị quyết số 16-HĐBT về việc tinh giản biên chế hành chính 35 năm, ngày 25/10/2017, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Nghị quyết 18-NQ/TW đã chỉ rõ những khuyết điểm của hệ thống chính trị Việt Nam như: tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp...
Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn phòng; số lãnh đạo cấp phó nhiều; việc bổ nhiệm cấp "hàm" ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý.
Về nguyên nhân có thể thấy rõ là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thiếu kiên quyết, đồng bộ; còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích cục bộ; tư tưởng bao cấp, tâm lý dựa dẫm, trông chờ vào Nhà nước còn khá phổ biến. Một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu ở các cấp chưa có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động thiếu quyết liệt. Việc thực hiện nghị quyết của Trung ương chưa nghiêm, thiếu đồng bộ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy chưa thực sự tinh gọn, giảm được đầu mối ở cấp trên thì tăng thêm tổ chức bên trong và tổ chức cấp dưới.
Nâng cao hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động
Để khắc phục những bất cập trong bộ máy của hệ thống chính trị như đã nêu trên, Bộ Chính trị mà đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề ra chủ trương chiến lược rất cụ thể như: Tiếp tục tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước.
Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo hướng “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo, nâng cao khả năng tự chủ, tự cường của các địa phương.
Sơ kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trong toàn hệ thống chính trị, trình Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII; làm cơ sở có những quyết sách mới đổi mới mạnh mẽ công tác tổ chức cán bộ theo định hướng đã được Trung ương 10 thống nhất.
Với sự chỉ đạo quyết liệt, bài bản của người đứng đầu Đảng ta cho thấy tầm nhìn lớn về ý tưởng và quyết tâm tổ chức thực hiện một cách cụ thể, bài bản. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu: “Sao gọi là vấn đề? Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết, tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc mâu thuẫn trong vấn đề đó là gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu cái mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết.
Gặp mỗi vấn đề, đều phải kinh qua ba bước: đề nó ra, phân tách nó (điều tra, nghiên cứu, sắp đặt), giải quyết nó.
Khi viết một bài, hoặc khi diễn thuyết cho khỏi rỗng tuếch, cũng phải như thế”[1].
Kinh nghiệm từ lịch sử cách mạng Việt Nam cho thấy, bài học “dựa vào dân để xây dựng Đảng” cần phải được phát huy một cách thường xuyên. Chính phủ điều hành không hiệu quả sẽ đánh mất tín nhiệm của người dân và hậu quả là không thể lường hết được. Do đó, sự hài lòng của người dân phải được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí, phản ánh hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả thực chất của hệ thống chính trị.
![]() |
Nguồn: TTXVN |
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, tinh gọn bộ máy không đơn thuần là giải bài toán kinh tế, mà còn nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động. Do đó, cần xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị. Mô hình tổ chức bộ máy phải phù hợp, hệ thống quy định pháp lý phải đồng bộ và cán bộ phải được bố trí để thực thi pháp luật hiệu quả. Không chỉ nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW trong đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính nhằm tổ chức lại không gian phát triển, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mà còn tính đến việc hội nhấp quốc tế, kiện toàn các cơ quan chuyên trách theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiện đại, chuyên nghiệp. Mục tiêu là đưa các cơ chế này hoạt động hiệu quả hơn, tạo chuyển biến trong phối hợp triển khai hội nhập quốc tế giữa các cấp, các ngành, các địa phương và từng người dân, doanh nghiệp. Coi công tác cán bộ là “gốc”, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập, có chuyên môn, kỹ năng cao, ngang tầm quốc tế, có khả năng tham gia hoà giải, giải quyết tranh chấp quốc tế. Đổi mới, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của địa phương, người dân và doanh nghiệp trong tham gia hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị nhà nước, minh bạch hóa, và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính - ngân sách và quản lý tài nguyên. Cần tăng tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Thực tế cho thấy chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước được Nhân dân, các cơ quan, Quốc hội đồng tình, ủng hộ, tổ chức triển khai rất nhanh, rất tốt, cho thấy đây là chủ trương rất đúng vì “Ý Đảng đã hợp với lòng Dân”.
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 5, tr.342.
![]() |
TP. Hồ Chí Minh lên kế hoạch khởi công hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trong năm nay. Ảnh minh họa |
Tinh gọn, nhưng phải giữ được người tàiTổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu là tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”. Điều này không chỉ là cắt giảm một cách cơ học theo cách hiểu về cụm từ “tinh giảm”, mà phải là “tinh giản” để giữ chân được những người tài, có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng vững vàng, có uy tín để tạo ra sự kế thừa giữa các thế hệ cán bộ vì nền giáo dục của Việt Nam vẫn thiên về đào tạo bằng lý thuyết nhiều, nên một số cán bộ trẻ trong hệ thống chính trị thường gặp khó khăn vì thiếu kỹ năng thực hành. |