Thuế tiêu dùng làm giảm đà tăng trưởng kinh tế Nhật

Ảnh: bloomberg.com

Theo một khảo sát của Reuters, nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á dự kiến sẽ công bố số liệu tổng sản phẩm quốc dân (GDP) vào thứ 4 sẽ thu hẹp mức hàng năm 7,1% trong quý II, giảm so với mức 6,7% đã đạt được trong quý I.

Yoshiro Sato, nhà kinh tế học tại Credit Agricole cho biết: “Việc tăng thuế tiêu dùng kể từ tháng 4 sẽ có tác động trên diện rộng vào nhu cầu tiêu dùng, đầu tư dân cư và chi tiêu vốn nói riêng sẽ giảm mạnh. Điều đó nói rằng nền kinh tế sẽ không tránh khỏi suy giảm do việc tăng thuế này sau khi tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào nhu cầu tăng mạnh trước đó”.

Hồi tháng 4, Nhật Bản tăng thuế tiêu dùng từ 5% lên 8%, mức tăng đầu tiên trong vòng 17 năm trở lại đây như một phần nỗ lực kiềm chế nợ công. Khi Nhật Bản tăng thuế bán hàng từ 3% lên 5% năm 1997, nền kinh tế này đã rơi vào suy thoái sau đó nhưng không quá dài.

Một lượng lớn những dữ liệu kinh tế đáng thất vọng trong thời gian gần đây đã làm dấy lên lo ngại rằng, việc tăng thuế bán hàng hồi tháng 4 có thể nguy hiểm hơn so với suy nghĩ ban đầu. Lấy ví dụ sản lượng công nghiệp giảm 3,3% trong tháng 6, tỷ lệ giảm nhanh nhất kể từ trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 khi các công ty phải thu hẹp sản xuất để giảm hàng tồn kho.

Điều này đã tạo áp lực lên chỉ số Nikkei 225, giảm xuống mức dưới 15.000 hôm thứ 6 khi các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan ngại về triển vọng của nền kinh tế này.

Alvin Liew, nhà kinh tế học cao cấp tại UOB nhận định: “Với việc nhập khẩu năng lượng tiếp tục đè nặng lên dữ liệu thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ khó có thể giải quyết sớm”.

Shane Oliver, chuyên gia kinh tế trưởng tại AMP Capital cho biết trong quý I, tiêu dùng cá nhân, đầu tư dân cư và chi tiêu doanh nghiệp tăng mạnh là đóng góp tăng trưởng mạnh mẽ nhất vì các công ty Nhật Bản và người tiêu dùng mang lại tiêu dùng cao để đánh bại việc tăng giá.

Với kết quả kinh tế quý I gần như chắc chắn sẽ ảm đạm, các nhà kinnh tế học nhận định trọng tâm là liệu nền kinh tế có lấy lại được đà tăng trưởng trong quý III hay không.

Martin Shulz, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Viện nghiên cứu Fujitsu cho biết: “Tôi hy vọng nhu cầu cá nhân sẽ không giảm thêm nữa, nhưng tôi không thấy dấu hiệu tích cực từ đầu tư doanh nghiệp cho thấy nền kinh tế sẽ không tăng trưởng hơn mức 1% năm nay”.

Tháng trước, ngân hàng trung ương Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm tài chính hiện tại từ 1,1% xuống 1% nhưng vẫn giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng lần lượt là 1,9% và 2,1% cho năm 2015 và 2016.

Việc nền kinh tế tăng trưởng như thế nào trong mùa hè này sẽ là chìa khóa cho việc liệu chính phủ có thông qua việc tăng thuế lần 2 từ 8% lên 10% năm 2015 hay không?

Vũ Hoa (Theo Reuters)