Nhà đầu tư có thể hào hứng với mức tăng cả tuần, nhưng tình trạng không tăng được trong 4 phiên cuối tuần đáng chú ý hơn. Vì sao đà tăng đang hứng khởi như vậy, đột nhiên lại ỉu xìu?

Cũng cần nhấn mạnh rằng tuần qua không có thêm thông tin bất lợi nào xuất hiện. Các số liệu kinh doanh cho đến lúc này vẫn còn khả quan, nhiều blue-chips công bố lợi nhuận tốt.

Trong 4 phiên cuối tuần, VN-Index cũng chỉ có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, nhưng biên độ giảm nhỉnh hơn một chút khiến chỉ số mất 1,39 điểm trong những phiên này. Tính về cổ phiếu, MSN giảm 3,09% tuần qua khiến chỉ số mất điểm nhiều nhất. Tiếp đó là VHM giảm 1,5%, NVL giảm 2,39%, BVH giảm 2,29%.

VN-Index "bò ngang" cuối tuần, thị trường đã "chán" tin kết quả kinh doanh?
Diễn biến giao dịch VN-Index tuần qua.

Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất này cũng không có thông tin đặc biệt nào, kết quả kinh doanh cũng chưa được công bố. Tuy vậy, trong số này chỉ trừ NVL vẫn đang giảm trong ngắn hạn, các cổ phiếu còn lại điều chỉnh sau khi có một nhịp tăng tốt trước đó. Chẳng hạn BVH từ đầu tháng 10 đến giữa tuần qua đã tăng 6,91%; MSN trong 7 phiên đầu tháng 10 cũng tăng 5%, VHM tăng 5,19%... Do vậy biến động giá có thể chỉ đơn giản là các giao dịch ngắn hạn thông thường và gián tiếp làm ảnh hưởng đến chỉ số.

Nhìn tổng thể tuần qua vẫn là những phiên tăng trưởng tốt của cổ phiếu. Đặc biệt trong 4 phiên đi ngang cuối tuần, số lượng cổ phiếu tăng giá hàng ngày vẫn nhiều hơn số giảm giá. Điều này một lần nữa xác nhận yếu tố kiềm giữ của cổ phiếu vốn hóa lớn đang tạo ảnh hưởng nhìn thấy được trên VN-Index, từ đó tạo cảm giác đi ngang của thị trường. Các cổ phiếu cụ thể có thể diễn biến hoàn toàn khác.

Sức mạnh tăng giá chủ yếu vẫn dồn vào các cổ phiếu vừa và nhỏ. Những mã tăng trưởng trên 20% trong tuần qua là VRC, HAR, SFG, VPH. Những cổ phiếu này rất khó để đánh giá chất lượng tăng trưởng giá vì cũng không có thông tin gì đặc biệt. Trong khi đó tăng trưởng tốt nhất trong nhóm blue-chips VN30 là HDB cũng chỉ +5,34%. Trong Top 5 tăng giá mạnh nhất của VN30 thì không có mã nào thuộc Top 10 vốn hóa của VN-Index.

Việc nhiều công ty chứng khoán ra báo cáo phân tích đánh giá về ngưỡng kháng cự 1.400 điểm đã tạo ấn tượng nhất định trên thị trường về ngưỡng này. VN-Index quả thực liên tục “húc” vào mốc 1.400 điểm nhưng không thể vượt qua được trong tuần qua. Tuy nhiên như đã nói, VN-Index là câu chuyện của vốn hóa, chỉ cần các cổ phiếu lớn thu hút được dòng tiền mạnh hơn thì cơ hội để chỉ số bứt phá là điều không khó.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Giá đóng

cửa

ngày 8/10

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Giá đóng

cửa

ngày 8/10

Mức

tăng

(%)

NBB

37

41.75

-11.38

VRC

13.85

11

25.91

TGG

30.35

32.95

-7.89

HAR

7.28

5.84

24.66

NAF

29

31.1

-6.75

SFG

16.75

13.65

22.71

DAH

9.02

9.6

-6.04

VPH

8.33

6.79

22.68

HPX

30.7

32.5

-5.54

TNC

40

34.2

16.96

GSP

16.5

17.45

-5.44

DCM

32.7

28.25

15.75

HRC

58

61.2

-5.23

L10

22.45

19.4

15.72

VNL

28.5

30.05

-5.16

MCG

4.92

4.3

14.42

HTI

18.7

19.6

-4.59

DPM

42.75

37.4

14.3

TCO

30

31.35

-4.31

SAM

14.55

12.8

13.67

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Giá đóng

cửa

ngày 8/10

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Giá đóng

cửa

ngày 8/10

Mức

tăng

(%)

CLM

30

44.5

-32.58

LCD

20.1

12.7

58.27

VE4

29.1

39

-25.38

VGP

39.3

27

45.56

SDU

9.2

11

-16.36

VKC

16.3

12.6

29.37

VBC

24

28.1

-14.59

D11

33.1

25.9

27.8

HEV

15

16.6

-9.64

L14

123

96.7

27.2

QHD

35.9

39.7

-9.57

SMT

20.2

16

26.25

HJS

32.1

35

-8.29

PVL

7

5.6

25

NFC

12.2

13.3

-8.27

BII

16.4

13.2

24.24

PCG

11.9

12.9

-7.75

SDC

11.8

9.5

24.21

MBG

10.5

11.3

-7.08

KTS

24.2

20

21

Nhóm blue-chips hầu hết chưa xuất hiện kết quả kinh doanh quý 3. Hiện mới có một số báo cáo phân tích ước tính lợi nhuận. Kể từ đầu tháng 10 tới nay, thị trường đã bắt đầu phản ánh dần kỳ vọng tích cực vào kết quả kinh doanh quý 3. Tất cả cổ phiếu trong nhóm blue-chips VN30 đều có tăng trưởng giá nhất định, dù cũng chỉ 12/30 mã tăng giá quá 5%. Đối với cổ phiếu lớn, đó là mức tăng chấp nhận được vì quy mô giao dịch ở nhóm này rất cao. Rất có thể thị trường đang chậm lại để phán đoán xem liệu kỳ vọng sẽ được kiểm chứng bằng con số thực tế như thế nào. Trong tuần tới hầu hết các doanh nghiệp sẽ bắt đầu công bố chính thức.

Dòng tiền vào các cổ phiếu blue-chips tuần qua tuy không đột biến nhưng vẫn đang duy trì được đà tăng dần. VN30 giao dịch trung bình khớp lệnh tuần qua khoảng 7.791 tỷ đồng/phiên, tăng 3% so với tuần trước đó. Xu hướng tăng dần thanh khoản đã kéo dài sang tuần thứ 4.

Nhưng thị trường vẫn còn có dòng tiền tốt hơn nữa ở nhóm này mới có “cơ” đưa VN-Index tiến tới đỉnh cao lịch sử, chứ chưa nói tới khả năng vượt đỉnh. Giai đoạn đạt đỉnh tháng 7, VN30 giao dịch tới trên 14 ngàn tỷ/tuần và ngay đỉnh tháng 8 vừa qua – mà hiện VN30-Index vẫn đang ngấp nghé đỉnh này – giao dịch cũng đã trên 10 ngàn tỷ.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

4.10.2021

24,498.9

747.2

1,069.9

5.10.2021

20,043.3

893.5

1,359.5

6.10.2021

19,459.7

611.1

1,069.6

7.10.2021

20,700.0

733.6

1,343.4

8.10.2021

18,714.0

851.7

986.0

11.10.2021

22,826.5

1,328.1

843.3

12.10.2021

22,717.9

1,075.6

1,395.8

13.10.2021

19,387.5

768.6

300.1

14.10.2021

23,078.5

1,356.0

2,060.5

15.10.2021

23,024.2

1,166.6

1,107.1