Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ TP. Hồ Chí Minh đã cho biết như vậy tại Hội thảo "Tổng quan Cung cầu gỗ của Việt Nam", do tổ chức Forest Trends phối hợp với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam tổ chức ngày 23/12/2014, tại Hà Nội.

Tuy nhiên, "chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn với sự tăng trưởng này. Bởi vì, năm nay GDP của 7 thị trường lớn mà chúng ta XK đang tăng trưởng, mở ra một cơ hội lớn để tăng giá trị XK của ngành. Thực tế, các DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết cơ hội sẵn có", ông Hạnh chia sẻ thêm.

* Được biết, từ tháng 12/2014, Việt Nam sẽ ngừng nhập khẩu (NK) gỗ từ tiểu vùng sông MêKông, trong khi đó nguồn NK gỗ chính là từ các nước tiểu vùng sông MêKông, Điều này có ảnh hưởng gì đến quá trình xuất nhập khẩu gỗ của nước ta không, thưa ông?

Xuất khẩu gỗ 2014: Năm thành công với con số ấn tượng
    Chúng tôi vẫn chưa thỏa mãn với sự tăng trưởng này. Bởi vì, các DN XK gỗ Việt Nam vẫn chưa tận dụng hết cơ hội và tiềm năng sẵn có của thị trường năm 2014...     Ông Huỳnh Văn Hạnh

- Với tư cách là một Hiệp hội sản xuất đồ gỗ, chúng tôi rất hoan nghênh quyết định này của Bộ Công thương, ngừng NK gỗ từ vùng tiểu vùng sông MêKông.

Quyết định này hoàn toàn không ảnh hưởng đến nguồn cung gỗ XK của Việt Nam. Bởi vì, hiện nay Việt Nam NK gỗ từ 26 - 30 quốc gia. Đó là những quốc gia có trình độ quản lý rừng bền vững và tin cậy như Hoa Kỳ và một số nước ở châu Âu.

* Ông có nhận định như thế nào về tình hình XK của ngành gỗ 2015?

- Năm 2015, ngành gỗ Việt Nam chắc chắn tiếp tục đà tăng trưởng chung. Những năm qua, Việt Nam nổi lên là một quốc gia sản xuất đồ gỗ từ nguồn gỗ hợp pháp.

Với ưu thế về mặt thị trường, nhu cầu thị trường vẫn còn, như: châu Âu đang giảm sản xuất về đồ gỗ, Trung Quốc là quốc gia sản xuất đồ gỗ nhiều nhất trên thế giới, nhưng đang bị áp lực về thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ… Do vậy, nếu chúng ta biết tận dụng sẽ gia tăng thị phần XK gỗ trong những năm tới rất nhiều.

Ngoài ra, cùng với quyết định của Thủ tướng Chính phủ là đưa công nghiệp chế biến gỗ trở thành một trong 10 ngành công nghiệp trọng điểm từ nay đến 2020, các DN nên tận dụng phát triển và đổi mới công nghệ của mình nhằm tận dụng được cơ hội về thị trường.

* Khả năng XK của ngành đồ gỗ của Việt Nam rất lớn, các DN cần có những động thái thiết thực nào để tận dụng cơ hội này, thưa ông?

- Thứ nhất, thị trường XK gỗ đang mở rộng, nếu chúng ta muốn tăng thị phần, thì sức bật vẫn còn lớn, còn rất nhiều cơ hội để tăng trưởng nhanh.

Việt Nam được đánh giá có năng suất lao động thấp nhất, chính vì vậy, các DN phải thay đổi phương pháp quản trị lao động của mình bằng cách tăng máy móc, thiết bị công nghệ để thay thế bớt cho lao động. Chính sự gia tăng công nghệ sẽ làm ổn định về chất lượng, tăng năng suất.

Bên cạnh đó, DN cũng cần chú ý là hiệu quả sử dụng nguyên liệu. Theo đánh giá của chúng tôi, trong những năm qua, các DN sử dụng nguyên liệu chưa hiệu quả, vì thế DN cũng cần phải cải tiến vấn đề này.

* Xin cảm ơn ông!

Ngành gỗ của Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đang được tiêu thụ trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bình quân, tốc độ phát triển bình quân hàng năm của ngành đạt khoảng 15%. Hiện các sản phẩm gỗ đứng thứ 8 trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng gần 20% so với kim ngạch của năm 2012.

Phúc Nguyên