“Con đường Gốm sứ” - một nét đẹp của Thủ đô

“Con đường Gốm sứ” - một nét đẹp của Thủ đô.

Vì vậy, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Nghị định về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Nghị định này thay thế Nghị định 123/2004/NĐ-CP (123) và Nghị định 112/2015/NĐ-CP (112) của Chính phủ.

Mức dư nợ so với nhu cầu vốn đầu tư vẫn thấp

Qua hơn 10 năm tổ chức thực hiện, cơ chế tài chính - ngân sách đặc thù cho Thủ đô Hà Nội đã đi vào cuộc sống và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Song theo đánh giá của Bộ Tài chính vẫn còn những hạn chế, chủ yếu về tổng thu NSTW trên địa bàn thành phố thực hiện trong năm có thể không đạt dự toán. Cụ thể, giảm từ các khoản thu chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước, thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, nhưng tăng thu đối với các khoản thu phân chia giữa NSTW với ngân sách địa phương (NSĐP) hoặc tăng các khoản thu NSTW hưởng 100%, thành phố vẫn được thưởng vượt dự toán thu và đầu tư trở lại, ảnh hưởng đến cân đối của NSTW.

Bên cạnh đó, về mức dư nợ huy động của thành phố không vượt quá 100% (từ năm 2015 - 2016 không vượt quá 150%) vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước do HĐND Thành phố quyết định. Trên thực tế, nhu cầu đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn rất lớn. Trong giai đoạn 2012 - 2015, nhu cầu đầu tư các công trình trọng điểm là 28.845 tỷ đồng, Thành phố đã bố trí ngân sách và huy động thông qua phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô các năm 2012 - 2014 cho các dự án 12.417 tỷ đồng, nhu cầu vốn còn lại chưa bố trí được nguồn là 16.428 tỷ đồng.

Hiện nay, dư nợ so với nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn ở mức thấp, trong thời gian tới thành phố sẽ phải huy động vốn ở mức cao hơn để có nguồn đầu tư phát triển, nhằm sớm hoàn thành công trình trọng điểm đưa vào sử dụng. Đồng thời, quy định trên chưa gắn mức huy động với khả năng trả nợ của thành phố.

Được vay nợ không vượt quá 60% NSĐP

Theo Tờ trình dự thảo Nghị định về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội, so với 2 Nghị định 123 và 112 của Chính phủ trước đây, dự thảo nghị định tiếp tục kế thừa và bổ sung một số nội dung quan trọng nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ từ NSTW, đảm bảo cân đối tích cực trong phạm vi an toàn, an ninh tài chính quốc gia và từng bước phù hợp với khả năng NSTW. Cụ thể, dự toán chi ngân sách của Hà Nội được xác định trên cơ sở định mức phân bổ chi cao hơn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác được áp dụng cho thời kỳ ổn định NSĐP.

Về bội chi ngân sách, đây cũng là một nội dung mới của Luật NSNN năm 2015, quy định cho phép các địa phương được phép bội chi ngân sách cũng như thay vì được phép huy động như Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2002, được tổng hợp vào bội chi NSNN do Quốc hội quyết định hàng năm. Dự thảo nghị định quy định phù hợp với nội dung quy định của Luật NSNN năm 2015.

Bên cạnh đó, để việc vay nợ phù hợp với khả năng trả nợ của từng địa phương, Luật NSNN năm 2015 quy định mức dư nợ vay của Hà Nội không vượt quá 60% số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp thay vì mức dư nợ tính trên dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách thành phố như Luật NSNN năm 2002. Quy định này đã gắn mức huy động với nguồn thu ngân sách, khả năng trả nợ nhằm giúp thành phố có thể huy động thêm nguồn lực đầu tư vào những dự án, công trình, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật quan trọng. Các khoản vay được tính trong bội chi ngân sách của thành phố và do Quốc hội quyết định hàng năm, nên vẫn kiểm soát được khả năng trả nợ của ngân sách thành phố.

Dự thảo Nghị định không quy định NSTW bổ sung có mục tiêu cho thành phố tương ứng toàn bộ tổng số tăng thu NSTW so với dự toán đã được Chính phủ giao, mà quy định thành phố được bổ sung có mục tiêu từ tăng thu NSTW, nhưng không vượt quá số tăng thu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và không cao hơn số tăng thu trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước. Việc quy định này nhằm đảm bảo NSTW có nguồn để bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố.

Quy định rõ trách nhiệm trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển

Dự thảo quy định rõ trách nhiệm của HĐND, UBND thành phố về mức, nguyên tắc huy động các nguồn tài chính như vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); trái phiếu chính quyền địa phương; vốn huy động hợp pháp khác cho đầu tư phát triển. So với Nghị định 123 và 112, dự thảo nghị định đã sửa đổi, bổ sung về mức dư nợ các nguồn vốn huy động, tăng cường nguồn lực hỗ trợ từ NSTW cho lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi, đảm bảo cân đối tích cực trong phạm vi an toàn, an ninh tài chính quốc gia và từng bước phù hợp với khả năng NSTW.

Về quy định huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển, dự thảo cơ bản kế thừa quy định tại Nghị định 123 và 112, có bổ sung thêm quy định ngoài ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ ODA cho thành phố, thì sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn ưu đãi khác kém ưu đãi hơn vốn ODA. Riêng đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách thành phố, Chính phủ vay nước ngoài về cho thành phố vay lại hoặc cấp phát một phần theo quy định. Đồng thời, bổ sung thêm quy định cho thành phố áp dụng hình thức đầu tư các dự án theo hình thức đối tác công tư.

Đối với một số công trình, dự án quan trọng có quy mô đầu tư lớn thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi do thành phố Hà Nội quản lý vượt quá khả năng cân đối của NSTW, UBND thành phố báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định hỗ trợ từ NSTW cho ngân sách thành phố để triển khai thực hiện theo từng dự án. (Dự thảo Nghị định)

H.TR