PV: Trong bối cảnh biến động tỷ giá, đồng Nhân dân tệ dao động nhẹ trong khi tỷ giá USD/VND tăng. Điều này ảnh hưởng thế nào đến ngành logistics tại TP. Hồ Chí Minh, thưa ông?
Để hiện thực hóa tiềm năng, TP. Hồ Chí Minh cần xây dựng hệ thống logistics chuyên nghiệp, kết hợp hạ tầng hiện đại và công nghệ tiên tiến, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển nguồn nhân lực và cải thiện môi trường kinh doanh. Với chiến lược dài hạn tận dụng FTA và hợp tác ASEAN, TP. Hồ Chí Minh có thể vượt thách thức, củng cố vai trò trung tâm chuỗi cung ứng khu vực.
|
Ông Trần Chí Dũng: Tỷ giá USD/VND tăng khiến chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng, đẩy giá dịch vụ logistics lên cao, buộc doanh nghiệp chuyển chi phí sang khách hàng, gây áp lực lên chuỗi cung ứng. Hàng hóa xuất khẩu như dệt may, da giày, nông sản giảm lợi thế cạnh tranh do giá tăng.
Biến động tỷ giá gây khó khăn trong dự báo chi phí, đòi hỏi doanh nghiệp logistics điều chỉnh chiến lược và quản lý rủi ro linh hoạt. Nếu đồng Nhân dân tệ giảm, hàng Trung Quốc rẻ hơn, thách thức nhà xuất khẩu Việt Nam, nhưng cũng giảm chi phí nhập nguyên liệu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, áp lực mất giá VND có thể làm tăng chi phí nhập từ thị trường khác.
PV: Với ngành sản xuất linh kiện phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu, theo ông, đâu là điểm yếu lớn nhất trong chuỗi cung ứng và giải pháp nào giảm thiểu rủi ro?
Ông Trần Chí Dũng: Ngành sản xuất linh kiện TP. Hồ Chí Minh chịu tác động mạnh từ tỷ giá USD/VND tăng và thuế quan khắt khe, làm chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng, đẩy giá thành sản phẩm lên, giảm sức cạnh tranh trong điện tử và cơ khí chính xác.
Điểm yếu lớn nhất là phụ thuộc quá mức vào nhập khẩu, khiến ngành dễ tổn thương khi tỷ giá và thuế quan biến động, nhất là khi thiếu nguồn cung nội địa chất lượng. Doanh nghiệp cần hợp tác chặt với nhà cung cấp, phát triển nguồn cung trong nước để giảm lệ thuộc, đồng thời dùng hợp đồng dài hạn và bảo hiểm tỷ giá để quản lý rủi ro, giúp củng cố vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
![]() |
Doanh nghiệp cần phát triển nguồn cung trong nước để giảm lệ thuộc vào nhập khẩu. Ảnh minh hoạ. |
PV: Xin ông cho biết, thuế quan toàn cầu đang tái định hình chuỗi cung ứng TP. Hồ Chí Minh ra sao?
Ông Trần Chí Dũng: Hiện nay, thuế quan toàn cầu đang tái định hình chuỗi cung ứng tại TP. Hồ Chí Minh, mang lại cả cơ hội và thách thức cho ngành logistics – huyết mạch kinh tế của thành phố.
Làn sóng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, tận dụng chi phí thấp và chính sách thuế ưu đãi, đã giúp TP. Hồ Chí Minh thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực như điện tử và dệt may, củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng khu vực.
Để vượt qua thách thức, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa vận hành, đa dạng hóa nguồn cung để giảm phụ thuộc vào thị trường chịu thuế cao, đồng thời sử dụng hợp đồng dài hạn và bảo hiểm chuỗi cung ứng để ứng phó rủi ro. |
Tuy nhiên, do ảnh hưởng thuế quan toàn cầu làm giá nguyên liệu nhập khẩu tăng vọt, đẩy giá thành sản phẩm lên cao, đe dọa sức cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang nguồn cung từ Thái Lan hoặc Ấn Độ, buộc chuỗi cung ứng tại TP. Hồ Chí Minh phải tái cấu trúc linh hoạt.
Chuỗi cung ứng phức tạp hơn đòi hỏi doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị nhỏ, phải quản lý rủi ro chặt chẽ trước biến động giá cả và chính sách thuế.
PV: Hiệp hội Logistics Việt Nam đề xuất gì để doanh nghiệp logistics và sản xuất TP. Hồ Chí Minh tăng nội lực, giảm tác động từ tỷ giá và thuế quan toàn cầu, thưa ông?
Ông Trần Chí Dũng: Để giúp doanh nghiệp logistics và sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh giảm tác động từ biến động tỷ giá và thuế quan, Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) cho rằng, cần tái cấu trúc ngành logistics, nâng cao nội lực và tận dụng vị thế siêu đô thị toàn cầu của Thành phố.
Trước hết, chính quyền và doanh nghiệp cần phối hợp đổi mới mô hình kinh doanh và ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa quy trình, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả. TP. Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh triển khai các trung tâm logistics hiện đại, tích hợp khu thương mại tự do với cơ chế đột phá, thu hút đầu tư công nghệ cao và phát triển cụm ngành quy mô khu vực. Việc thực hiện “cơ chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh” sẽ tạo nền tảng vững chắc cho logistics và sản xuất.
Đối với doanh nghiệp logistics, tối ưu hóa quy trình vận hành và đa dạng hóa dịch vụ, đặc biệt là quản lý chuỗi cung ứng, giúp đáp ứng nhu cầu khách hàng và giảm phụ thuộc vào một loại hình dịch vụ. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý nội bộ và mạng lưới đối tác nâng cao hiệu suất, đồng thời cắt giảm chi phí. Xây dựng mạng lưới đối tác quốc tế thông qua tham gia VLA, AFFA, FIATA cũng là cách tăng khả năng cạnh tranh và linh hoạt ứng phó biến động. Với chiến lược này, TP. Hồ Chí Minh có thể củng cố vị trí trung tâm logistics khu vực, biến thách thức thành động lực phát triển bền vững.
PV: Trong bối cảnh cạnh tranh khu vực gay gắt, TP. Hồ Chí Minh nên tận dụng FTA và hợp tác ASEAN ra sao để củng cố vai trò trung tâm chuỗi cung ứng?
Ông Trần Chí Dũng: Để củng cố vị thế trung tâm chuỗi cung ứng trong bối cảnh cạnh tranh khu vực gay gắt, TP. Hồ Chí Minh cần khai thác tối đa các FTA và đẩy mạnh hợp tác với ASEAN.
Các FTA như CPTPP, EVFTA, RCEP mở ra cơ hội để TP. Hồ Chí Minh gia tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các thị trường mới thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quy mô lớn. Đồng thời, các hiệp định này giúp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước thành viên, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng lực chuỗi cung ứng. Việc tham gia FTA cũng tạo động lực cải thiện môi trường kinh doanh, tăng tính cạnh tranh và thu hút thêm nguồn vốn chất lượng cao.
Song song, hợp tác với các nước ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia là chìa khóa để TP. Hồ Chí Minh phát triển thương mại và đầu tư. Hợp tác này hỗ trợ nâng cấp hạ tầng logistics, từ giao thông vận tải đến kho bãi, tăng kết nối nội vùng và giảm chi phí vận hành. Việc học hỏi công nghệ và kinh nghiệm từ các nước ASEAN giúp TP. Hồ Chí Minh nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững./.
PV: Xin cảm ơn ông!