xử lý nọ tại vinatex

Dệt kim Phương Đông phải giao toàn bộ hồ sơ của các khoản nợ phải thu sang công ty cổ phần sau này. Ảnh: duongnhat.com.vn

Theo đó, Dệt kim Đông Phương được xử lý giá trị còn lại, sau khi bù trừ khoản thu hồi của cá nhân, tập thể có liên quan (nếu có), quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi (nếu còn dư) đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi nêu trên, bằng nguồn lợi nhuận sau thuế...

Phần còn lại (nếu có), Dệt kim Đông Phương được phép loại ra, không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện quyết toán cổ phần hóa, để chuyển sang hoạt động theo loại hình công ty cổ phần.

Dệt kim Đông Phương phải giao toàn bộ hồ sơ của các khoản nợ phải thu sang công ty cổ phần sau này, để tiếp tục theo dõi, thu hồi.

Được biết, khoản tiền thu hồi này sẽ được nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp.

Đối với các khoản phải thu còn lại là hơn 2,9 tỷ đồng, do không đủ hồ sơ chứng minh có khả năng thu hồi như: không có biên bản đối chiếu công nợ, không có văn bản chứng minh khách nợ đã giải thể… nên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Vinatex được xử lý theo quy định tại khoản 5, Điều 1 của Nghị định 189 năm 2013 của Chính phủ./.

Hà Anh