Phân tích kỹ thuật VN-Index đang “mất thiêng”

Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng quen thuộc với những bản báo cáo phân tích hàng ngày của các công ty chứng khoán, hay các phân tích của những cá nhân đăng tải đầy rẫy trên các mạng xã hội, nhóm chat, room đầu tư. Phân tích kỹ thuật của chỉ số VN-Index là phần không thể thiếu trong các bản báo cáo này.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc đánh giá thị trường qua chỉ số VN-Index đang mất dần ý nghĩa như là một tín hiệu đại diện cho thị trường. Lý do là ảnh hưởng vài điểm của các cổ phiếu vốn hóa lớn đang chi phối quá nhiều tới chỉ số này, trong bối cảnh ranh giới rất mong manh tại đáy. Tuần qua thị trường thể hiện rất rõ sự tác động này.

Cơ hội nào cho VN-Index tạo 3 đáy?
Chỉ số VN-Index tuần qua có tới 2 nhịp "thủng đáy"
Việc VN-Index lọt xuống dưới mức đáy hay không phụ thuộc rất nhiều vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi các mã đó lại không đại diện cho toàn bộ thị trường.

VN-Index có đáy thấp nhất 2022 ở mức 1.156,54 điểm ngày 17/5 vừa qua. Phiên ngày 6/7, chỉ số giảm sâu nhất xuống 1.147,63 điểm, ngày 7/7 giảm sâu nhất xuống 1.142,8 điểm. Về mặt kỹ thuật, đó là diễn biến giảm “thủng đáy”. Ảnh hưởng chính trong các biến động như vậy là những “siêu trụ” như VIC, GAS, VCB, VHM. Tuy nhiên chỉ số này sau đó đều phục hồi trở lại lên trên mức thấp nhất ngày 17/5, cũng dưới ảnh hưởng của nhiều cổ phiếu lớn quay đầu tăng.

Rõ ràng việc VN-Index lọt xuống dưới mức đáy hay không phụ thuộc rất nhiều vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi các mã đó lại không đại diện cho toàn bộ thị trường. Từ đó suy ra việc VN-Index chấp chới tại đáy cũng không nhất thiết đại diện cho toàn bộ thị trường. Nói cách khác, nếu VIC, GAS, VHM, VCB được neo giữ giá tốt, VN-Index chắc chắn không thủng đáy và ngược lại.

Vì vậy nếu nhà đầu tư nhìn thị trường có cơ hội tạo 3 đáy phục hồi hay không chỉ là việc “cầu” cho một vài cổ phiếu tăng hay giảm. Đó không phải là một chiến lược giao dịch hợp lý, trừ phi nắm giữ đúng những cổ phiếu trụ đó.

Thị trường dường như cũng đã hiểu điều này. Bằng chứng là kể cả khi VN-Index “thủng đáy” như mới nói ở trên, giao dịch vẫn rất bình tĩnh, nhà đầu tư không bán tháo. Thanh khoản sụt giảm rất mạnh các nhịp giảm đó là một cách phản ứng về diễn biến “ép trụ”, hơn là thị trường thay đổi trạng thái. Trung bình mỗi phiên tuần qua, giá trị khớp lệnh hai sàn HoSE và HNX chỉ đạt 10,8 ngàn tỷ đồng, giảm hơn 8% so với trung bình tuần trước và là mức trung bình tuần thấp nhất trong 1,5 năm trở lại đây.

Cơ hội nào cho VN-Index tạo 3 đáy?
Những cổ phiếu lớn như VIC đang là nguyên nhân khiến thị trường khó phân tích kỹ thuật thông qua chỉ số VN-Index.

Cơ hội chọn cổ phiếu

Vn-Index giảm 27,59 điểm trong tuần qua tương đương 2,3% giá trị. Tuy vậy cổ phiếu đang cho thấy một sự phân hóa khá lành mạnh. Cụ thể, sàn HoSE tuần qua chỉ có 236/388 cổ phiếu có giao dịch là bị giảm giá, tỷ lệ gần 61%. So với biến động tiêu cực của chỉ số, đây là một trạng thái khá tốt đối với cổ phiếu. Thậm chí vẫn có khá nhiều mã tăng mạnh 5 - 10% thậm chí cao hơn.

Câu chuyện chính trên thị trường lúc này lại là nhà đầu tư có chọn được cổ phiếu mạnh hơn thị trường hay không.

Đối với những cổ phiếu tăng hay không giảm tuần qua, rõ ràng là việc VN-Index “thủng đáy” hay không không có ảnh hưởng nhiều. Cổ phiếu đang nhận được sự quan tâm riêng rẽ của nhà đầu tư: Người cầm cổ phiếu không muốn bán ra còn người cầm tiền canh để mua vào. Vậy thì câu chuyện chính trên thị trường lúc này lại là nhà đầu tư có chọn được cổ phiếu mạnh hơn thị trường hay không.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Mức

tăng

(%)

ACL

19.6

24.4

-19.67

VAF

14.6

12.41

17.64

HOT

28.6

35.45

-19.32

DBC

24.6

20.95

17.42

TMT

17.8

22

-19.09

LCM

3.33

2.89

15.22

IDI

17.7

20.9

-15.31

PXS

5

4.43

12.87

PMG

12

14.1

-14.89

CTD

60.7

53.8

12.83

HAH

60.7

71.3

-14.87

HCM

24.3

21.6

12.5

VOS

15.6

18.15

-14.05

TTF

8.12

7.28

11.54

ABR

11.4

13.2

-13.64

CII

18.1

16.25

11.38

DPG

39.25

45.3

-13.36

ROS

3.16

2.86

10.49

GAS

95.6

110

-13.09

VIB

25.05

22.75

10.11

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 8/7

Giá đóng

cửa

ngày 1/7

Mức

tăng

(%)

CX8

8

10.2

-21.57

HKT

7

4.9

42.86

VNC

37.8

46.5

-18.71

NFC

18

13.2

36.36

BKC

5.1

6.1

-16.39

CLM

42.3

32

32.19

VC2

19.4

23.1

-16.02

TST

11.4

8.7

31.03

VNT

69.1

82

-15.73

BST

17.9

13.7

30.66

SVN

5

5.9

-15.25

HHG

3.2

2.7

18.52

MST

7.6

8.8

-13.64

GLT

35.4

30

18

PSC

13

15

-13.33

SDU

28.4

25

13.6

TNG

26.8

30.7

-12.7

VTL

13.4

11.9

12.61

KTS

15.8

18

-12.22

INN

54.5

48.5

12.37

Yếu tố giá biến động ở một thời điểm không nhất thiết thể hiện độ mạnh hay yếu của cổ phiếu, mà là xu hướng diễn biến trong nhiều phiên. Lấy ví dụ nhóm cổ phiếu ngân hàng – những mã bị bán khá mạnh và đa phần giảm giá tuần qua – lý do không phải đến từ việc VN-Index thủng đáy mà là do giá đã tăng tốt trong ngắn hạn nên bị chốt lời. Khi thị trường rơi về đáy cũ, nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng ngược dòng rất tốt, nên việc giảm 1-2 phiên tuần qua không ảnh hưởng gì nhiều đến xu hướng tăng đang có.

Phiên cuối tuần qua số lượng cổ phiếu tăng giá trên HoSE và HXN tới 422 mã, trong khi số giảm chỉ là 121 mã. Điều này gần như trái ngược với sự yếu ớt ở chỉ số. Tuy nhiên, đó lại là tín hiệu tốt, vì nhà đầu tư bắt đầu quan tâm tới sự lựa chọn đúng, chứ không thuần túy theo trào lưu chung.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

27.6.2022

10,718.8

969.9

729.1

28.6.2022

13,833.8

1,187.1

1,060.8

29.6.2022

11,423.9

905.1

944.1

30.6.2022

11,319.3

850.1

848.4

1.7.2022

11,802.5

749.3

865.8

4.7.2022

9,736.7

665.2

795.3

5.7.2022

13,361.9

615.3

911.4

6.7.2022

12,240.1

688.5

1,482.8

7.7.2022

8,482.0

958.1

473.1

8.7.2022

10,376.4

693.1

1,120.8