Xem xét công bằng những sai phạm không vụ lợi về phòng, chống dịch
Huy động 230 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch Covid-19

Còn vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám chữa bệnh

Theo báo cáo giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật y tế cơ sở, y tế dự phòng, trong giai đoạn 2018-2022, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và góp phần quan trọng vào thành công của công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là đối với đại dịch Covid-19.

Đại biểu Quốc hội: Có trạm y tế mà dân không đến thì có cũng như không
ĐB Trần Văn Khải (Hà Nam): dự thảo Nghị quyết chưa đề cập đến việc thanh quyết toán nguồn ngoài ngân sách nhà nước.

Mạng lưới y tế cơ sở phát triển rộng khắp cả nước, 100% quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp huyện) có trung tâm y tế; 99,6% xã, phường, thị trấn có trạm y tế (sau đây gọi là trạm y tế xã); 97,3% trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020.

Nhân lực y tế cơ sở từng bước được củng cố, 92,4% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc; 78,9% trạm y tế xã có bác sỹ làm việc cơ hữu; số lượng nhân lực y tế có trình độ cao ngày càng tăng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tiến với gần 80% trạm y tế xã được đầu tư kiên cố. Khả năng và chất lượng cung ứng dịch vụ y tế tại y tế cơ sở ngày càng được nâng lên, cơ bản thực hiện được chức năng, nhiệm vụ được giao, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế được cải thiện.

Bên cạnh những kết quả tích cực, báo cáo đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế. Đó là, việc thực hiện một số nhiệm vụ y tế dự phòng còn chưa thống nhất, chồng chéo do chịu sự chỉ đạo của nhiều đầu mối từ trung ương. Khả năng cung ứng và chất lượng dịch vụ y tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân, dẫn đến quả tải ở bệnh viện tuyến trên.

Tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại trạm y tế xã trên tổng số lượt khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ở tất cả các cấp chuyên môn kỹ thuật trên toàn quốc giảm từ 19,8% năm 2017 xuống 14,6% năm 2022.

Đáng chú ý, trong giai đoạn 2018-2021 giảm 2.238 bác sỹ làm việc ở trạm y tế xã. Còn có vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế...

Theo các ĐBQH, hệ thống y tế cơ sở là xương sống, là nền tảng. Tuy nhiên, hiện còn nhiều khó khăn, bất cập, nhất là trong dịch bệnh Covid-19 vừa qua càng bộc lộ rõ.

ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, thời gian qua, y tế cơ sở giữ vai trò, vị trí là tuyến y tế gần dân nhất, chăm sóc sức khỏe cho mọi trường hợp, có thể có những chi phí hợp lý, nhất là khám BHYT, tạo niềm tin của người dân đối với các thầy thuốc. Tuy nhiên, năng lực tuyến y tế cơ sở còn nhiều hạn chế do nhân lực thiếu và yếu về trình độ chuyên môn lẫn trang thiết bị y tế cũng như cơ sở vật chất. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì ổn định nguồn nhân lực tại chỗ, ảnh hưởng rất lớn đến công tác khám và điều trị bệnh… ĐB cho rằng, có trạm y tế mà dân không đến thì có cũng như không.

Do đó, ĐB Phạm Văn Hòa đề nghị cần đầu tư cho các trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa là phù hợp và bày tỏ thống nhất, đồng tình là chuyển giao trung tâm y tế về sở y tế quản lý về mặt chuyên môn. Đồng thời, cần có lộ trình tăng mức độ BHYT, mở rộng danh mục dịch vụ khám bệnh trong danh mục thuốc, vật tư y tế hợp lý, nâng cao nhận thức vai trò của trạm y tế trong công tác truyền thông và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Giải quyết dứt điểm thanh toán chế độ cho người tham gia phòng, chống dịch

Theo ĐB Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), Quốc hội đã có Nghị quyết 80/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/12/2024. Theo đó, nghị quyết giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản thuộc thẩm quyền để thực hiện có hiệu quả và đúng thời hạn nghị quyết. Nghị quyết cũng yêu cầu Chính phủ rà soát, quyết định xử lý vướng mắc trong thanh toán chi phí phòng, chống dịch Covid-19 nhưng đến nay chưa có văn bản chi tiết hướng dẫn thực hiện.

Đại biểu Quốc hội: Có trạm y tế mà dân không đến thì có cũng như không
Quốc hội phiên họp chiều 29/5.

Do đó, nữ ĐB đề nghị với Quốc hội đưa nội dung này vào Chương trình giám sát chuyên đề, quy định cho phép Chính phủ xây dựng văn bản thực hiện Nghị quyết 80/2023/QH15 của Quốc hội về thanh toán chi phí phòng, chống dịch theo chương trình, thủ tục rút gọn, có phân cấp cho địa phương quyết định một số nội dung thông qua HĐND, thường trực HĐND, UBND.

“Văn bản chi tiết, hướng dẫn của Chính phủ cũng có tính đặc thù khác với quy định hiện hành nên đề nghị cần báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi thực hiện để giải quyết dứt điểm việc thanh toán chế độ cho người tham gia phòng, chống dịch, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế thực hiện dưới các hình thức tạm ứng, vay mượn, huy động, tiếp nhận tài trợ theo quy định của Nghị quyết 80/2023/QH15 của Quốc hội” - ĐB Đỗ Thị Lan đề nghị.

Đây cũng là ý kiến của một số ĐBQH phát biểu trước đó. Những khó khăn trong thanh quyết toán thời “hậu Covid-19” hiện cũng đang làm khó nhiều địa phương. Do đó, nhiều ý kiến đề nghị cần xác lập quyền tài sản để gỡ khó cho các địa phương khi tiếp nhận nhiều hiện vật ở thời điểm dịch bệnh.

Cho ý kiến về vấn đề này, nhiều đại biểu đồng tình cho rằng, đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ rõ hơn những tồn tại, hạn chế, khó khăn của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở, y tế dự phòng nói riêng.

Theo ĐB Trần Văn Khải (Hà Nam), dự thảo nghị quyết chưa đề cập đến việc thanh quyết toán nguồn ngoài ngân sách nhà nước được triển khai như nào. Bởi theo ĐB, hiện nay, việc thanh quyết toán nguồn ngoài ngân sách đang khó khăn. Do đó, ĐB đề nghị cần xác lập quyền tài sản, để tháo gỡ những vướng mắc này./.

Hơn 2.200 bác sĩ ở trạm y tế xã nghỉ việc

Tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã trên tổng số lượt khám bệnh, chữa bệnh BHYT ở tất cả các cấp chuyên môn kỹ thuật trên toàn quốc giảm từ 19,8% năm 2017 xuống 14,6% năm 2022. Trong giai đoạn 2018-2021 giảm 2.238 bác sỹ làm việc ở trạm y tế xã. Còn vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT...