4 địa phương đều giải ngân thấp

Theo báo cáo của Tổ công tác số 5, ước đến hết tháng 10/2023, cả 4 địa phương đều có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) thấp hơn bình quân chung cả nước. Cụ thể, tỉnh Gia Lai giải ngân ước đạt trên 39%; tỉnh Kon Tum ước đạt gần 49%; tỉnh Đồng Nai ước đạt trên 46% và tỉnh Bình Phước ước đạt trên 51%.

Các vướng mắc trong thể chế chính sách, tổ chức điều hành, tổ chức thực hiện vẫn là những nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân của các địa phương này.

Đề nghị các địa phương tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực để giải ngân vốn đầu tư công
Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước là 4 địa phương đang có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn bình quân chung của cả nước. Ảnh minh họa: H.T

Đơn cử như vướng mắc về cơ chế chính sách liên quan đến trình tự lập, thẩm định kế hoạch ĐTC hàng năm, thẩm quyền quyết định thời gian bố trí vốn tại Điều 52, Điều 56 Luật ĐTC và trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch ĐTC trung hạn và hàng năm vốn ngân sách nhà nước (NSNN), theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP. Do đó, các địa phương đề nghị đẩy mạnh phân cấp phân quyền một cách triệt để.

Tỉnh Gia Lai giải ngân 10 tháng ước đạt trên 39%. Tiếp đến là tỉnh Kon Tum ước đạt gần 49%; tỉnh Đồng Nai ước đạt trên 46% và tỉnh Bình Phước ước đạt trên 51%.

Đồng thời, các địa phương cũng đang gặp vướng mắc trong công tác xác định giá đất để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng; vướng mắc về trình tự thủ tục cấp phép khai thác đất san lấp theo Luật Khoáng sản năm 2010 nên mất nhiều thủ tục, thời gian.

Ngoài ra, các địa phương cũng đang vướng mắc trong công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, giao chậm so với thời điểm giao kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, gây khó khăn cho địa phương trong cân đối xác định nguồn lực đối ứng từ ngân sách địa phương, huy động nguồn lực hợp pháp để thực hiện các chương trình…

Kết quả giải ngân đạt tối thiểu 95% của 4 địa phương không khả thi

Đề nghị các địa phương tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực để giải ngân vốn đầu tư công
Tổ công tác số 5 đề nghị 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Bình Phước tập trung tối đa nhân lực, nguồn lực để tháo gỡ các khó khăn trong giải ngân. Ảnh minh họa: H.T

Đánh giá về kết quả giải ngân của 4 địa phương, báo cáo từ Tổ công tác số 5 cho biết, căn cứ kết quả thực hiện 10 tháng năm 2023 cùng những khó khăn, tồn tại như đã nêu, mục tiêu đảm bảo kết quả giải ngân kế hoạch năm 2023 đạt tối thiểu 95% của 4 địa phương là không khả thi. Do đó, Tổ công tác số 5 đề nghị 4 địa phương đánh giá, cân nhắc khả năng giải ngân trong những tháng còn lại của năm 2023 để có các phương án tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Để đảm bảo tiến độ giải ngân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng Tổ công tác số 5, đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo tăng cường, quyết liệt, tập trung tối đa nhân lực, vật lực để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hiện, giải ngân vốn ĐTC năm 2023; đặt mục tiêu phấn đấu thực hiện, giải ngân tối đa số vốn còn lại trong kế hoạch năm 2023.

Đồng thời, Tổ công tác số 5 cũng cho biết, các vướng mắc được các địa phương nêu ra là các vấn đề tồn tại đã lâu, mặc dù đã được các cấp có thẩm quyền hướng dẫn tháo gỡ một phần, nhưng tác động tích cực đến kết quả giải ngân năm 2023 còn rất hạn chế và có nguy cơ tiếp tục ảnh hưởng tới những tháng còn lại của kế hoạch năm 2023 cũng như kế hoạch năm 2024 như: thủ tục điều hòa, điều chỉnh dự án; xác định giá đất trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; nguồn cung vật liệu và thủ tục khai thác…

Theo đó, để đảm bảo tiến độ giải ngân, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Tổ trưởng Tổ công tác số 5, đề nghị các địa phương tiếp tục chỉ đạo tăng cường, quyết liệt, tập trung tối đa nhân lực, vật lực để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác thực hiện, giải ngân vốn ĐTC năm 2023; đặt mục tiêu phấn đấu thực hiện, giải ngân tối đa số vốn còn lại trong kế hoạch năm 2023.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về NSNN, đầu tư công, hết thời hạn giải ngân kế hoạch năm 2023 (31/1/2024), số vốn chưa giải ngân hết kế hoạch của các dự án sẽ bị hủy bỏ thu hồi về NSNN. Do đó, Tổ công tác số 5 đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, có đánh giá sát khả năng thực hiện kế hoạch năm 2023, tổng hợp, báo cáo kịp thời Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm cơ sở để các bộ tham mưu Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong điều hành kế hoạch ĐTC năm 2023.

Tổ công tác đề nghị các địa phương rút kinh nghiệm để triển khai kế hoạch năm 2024 đảm bảo phân bổ vốn hợp lý, khả thi với khả năng hấp thụ vốn của các dự án./.