Hoạt động DTQG đổi mới theo hướng chủ động hơn, hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhanh, kịp thời trong mọi tình huống (Ảnh: Chi Linh)

Ngày càng khẳng định vai trò quan trọng

Trải qua 57 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, ngành DTNN ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước; có nhiều đóng góp quý báu vào sự nghiệp kháng chiến giành độc lập dân tộc, vào công cuộc kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN khẳng định.

Trong thời kỳ đổi mới và phát triển của đất nước, ngành DTNN cũng đã phát huy vai trò và đạt được những kết quả tích cực.

Trước hết, trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu bất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra ở một số vùng trong cả nước... Ngành Dự trữ đã thực hiện tốt nhiệm vụ cứu trợ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xuất cấp kịp thời hàng DTQG cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh và cứu đói cho nhân dân trong các dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt. Hàng hóa cứu trợ bao gồm: gạo, hạt giống lúa, thuốc, hóa chất sát trùng, vắc xin phòng dich bệnh, thiết bị cứu nạn...

Nhân dịp này, thay mặt tập thể Lãnh đạo, Đảng bộ cơ quan Tổng cục DTNN, tôi xin gửi lời chúc tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức đã và đang công tác trong ngành DTNN cùng gia đình các đồng chí lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công.
Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng

Thứ hai, việc Luật DTQG được Quốc hội thông qua ngày 22/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 là một dấu ấn quan trọng. Luật ra đời đã nâng tính pháp lý hoạt động DTQG lên tầm cao hơn. Sự kiện này đã mở ra một trang mới cho hoạt động DTQG.

Những vấn đề đặc thù trong hoạt động điều hành DTQG đã được luật hóa một cách đầy đủ, minh bạch và cụ thể, phù hợp với hoạt động DTQG. Luật DTQG có hiệu lực đã tạo nhiều thuận lợi; góp phần cho việc quản lý DTQG tốt hơn, chặt chẽ hơn, hoạt động có hiệu quả hơn trong thực hiện mục tiêu của DTQG trong giai đoạn mới.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách

Giải pháp cần ưu tiên thực hiện trước mắt của ngành DTNN là để DTQG thực sự là một trong những công cụ hữu hiệu của Nhà nước quản lý nền kinh tế vĩ mô trong thời kỳ mới. Để thực hiện được mục tiêu này, Tổng cục trưởng Phạm Phan Dũng cho biết:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý DTQG;

Thứ hai, tăng cường lực lượng DTQG với mục tiêu nâng dần quy mô DTQG lên mức hợp lý;

Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu công nghệ bảo quản tiên tiến của nước ngoài để áp dụng vào bảo quản hàng DTQG;

Thứ tư là, tăng cường vốn đầu tư xây dựng kho DTQG, hiện đại hóa công sở; xây dựng tiêu chuẩn kho và “điển hình hóa” mô hình điểm kho DTQG;

Thứ năm là, huy động các nguồn lực hợp pháp từ Ngân sách nhà nước để tăng cường Quỹ DTQG;

Thứ sáu là, xây dựng cơ chế tài chính DTQG đặc thù.

Ngoài ra, ngành DTNN sẽ kiện toàn và phát triển tổ chức bộ máy quản lý DTQG, đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất của nhà nước; nâng cao năng lực quản lý nhà nước và quản lý trực tiếp hàng DTQG; có chính sách thu hút nguồn nhân lực, nhân tài đối với ngành DTQG.

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong quản lý DTQG. Nâng cao năng lực của DTQG Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực. Đặc biệt, thực hiện chính sách xã hội hóa DTQG./.

Hồng Sâm