Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó do chính sách bảo hộ của nhiều nước Dự kiến xuất khẩu gạo của Thái Lan sẽ giảm mạnh trong năm 2025 |
Giá gạo xuất khẩu đã vượt các nước trong khu vực và trên thế giới
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Cục Hải quan, tháng 3/2025 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 54,82% về lượng, tăng 48,06% kim ngạch so với tháng 2/2025 nhưng giá giảm 4,37%, đạt 1,08 triệu tấn, tương đương 530,54 triệu USD, giá trung bình 491,8 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá gạo ở thời điểm đầu năm ở mức thấp, ảnh hưởng đến tổng giá trị xuất khẩu dù sản lượng không giảm.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng cho hay, trong tháng 3, giá gạo tuy có giảm so với trước đây nhưng xuất khẩu gạo vẫn tăng về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2025. Lũy kế 3 tháng đầu năm xuất khẩu gạo của cả nước đạt 2,3 triệu tấn, thu về gần 1,21 tỷ USD.
Nhờ sự khác biệt về chất lượng nên gạo Việt Nam đang dần chiếm lĩnh các thị trường truyền thống và cả những thị trường mới. Hiện, gạo xuất khẩu của Việt Nam có 3 loại, gạo thường, gạo thơm, gạo cao cấp. Trong đó, gạo thơm chiếm 60%, gạo cao cấp chiếm 15%. |
Đáng chú ý, trong tháng 3, gạo của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines đạt 438.805 tấn, tương đương 204,51 triệu USD, giá 466 USD/tấn, tăng 35,85% về lượng, tăng 28,73% kim ngạch nhưng giảm 5,24% về giá so với tháng 2/2025. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 159.021 tấn, tương đương 79,8 triệu USD, giá 501,8 USD/tấn, tăng 189,2% về lượng, tăng 205,8% kim ngạch và tăng 5,74% về giá so với tháng 2/2025. Thị trường Gana đạt 62.908 tấn, tương đương 37,38 triệu USD, giá 594,2 USD/tấn, tăng 18,89% về lượng, tăng 30,1% kim ngạch và tăng 9,4% về giá.
![]() |
Giá gạo bật tăng trở lại. Ảnh: TL |
Theo số liệu cập nhật gần đây của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 năm qua. Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm xuống còn 393 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ tháng 1/2022, gạo 25% tấm ở mức 369 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức giá 336 USD/tấn. Bên cạnh đó, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo giá 387 USD/tấn, mức thấp nhất trong gần 22 tháng qua. Gạo 25% tấm của Ấn Độ được định giá ở mức 362 USD/tấn. Như vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang đứng đầu thế giới.
Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch VFA phân tích, yếu tố quan trọng khiến giá gạo tăng nhanh như vậy là do nguồn cung của chúng ta không dư thừa; các khách hàng truyền thống luôn có nhu cầu cao và ổn định với gạo Việt Nam.
Cùng với giá gạo xuất khẩu, giá gạo tại thị trường nội địa hiện dao động từ 13.000 – 13.200 đồng/kg, tương đương khoảng 550 USD/tấn. So với thời điểm giá xuống thấp nhất khoảng 11.200 đồng/kg, nhiều doanh nghiệp trữ hàng từ trước hiện đang thu lợi lớn.
Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm
Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, trong năm 2025, nhu cầu nhập khẩu gạo của những thị trường trên tiếp tục duy trì ở mức cao, giúp đối tác truyền thống xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam có được đầu ra ổn định.
Theo ông Đỗ Hà Nam, đến nay gạo Việt Nam vẫn được cho là ít bị tác động, vì thuế đối ứng do lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Mỹ ít, còn gạo thơm chất lượng cao như ST25 sản lượng ít và nhu cầu đang rất tốt.
![]() |
Giá gạo tại thị trường nội địa hiện dao động từ 13.000 – 13.200 đồng/kg. Ảnh: TL |
Trong bối cảnh thị trường gạo biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm lúa gạo để tạo sự khác biệt trên thị trường thế giới.
Nhìn chung, xuất khẩu gạo Việt Nam trong tháng 3 đã có sự bứt phá mạnh mẽ, đưa kim ngạch tăng vọt và mở ra kỳ vọng mới cho thị trường trong năm 2025. Tuy nhiên, giá tăng cao, nguồn cung hạn chế và căng thẳng trong khâu logistics đang là những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Trong ngắn hạn, xuất khẩu vẫn phụ thuộc lớn vào khả năng cân đối giá và duy trì ổn định nguồn cung sau vụ Đông Xuân.
Ở góc độ doanh nghiệp, dự báo giá gạo thời gian tới, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long) cho biết, từ nay đến cuối năm, giá gạo xuất khẩu sẽ không giảm, nhưng tăng không nhiều.
Nguyên nhân do trong hai năm qua, giá gạo tăng mạnh nên nhiều quốc gia cũng tăng diện tích trồng hoặc tăng vụ. Do đó, dự báo, năm 2025, lượng lương thực sẽ tăng khoảng 5 triệu tấn so với năm 2023 và 2024 (tăng khoảng 1%). Còn nếu trường hợp giá gạo giảm nữa, một số quốc gia sẽ bỏ vụ. Theo chu kỳ, khoảng 2 - 3 năm nữa, giá gạo sẽ tăng trở lại.
Giá gạo tăng cũng tùy theo từng phân khúc, chủng loại gạo. Với gạo phân khúc cấp thấp, việc Ấn Độ đẩy mạnh bán ra thì giá gạo sẽ không tăng. Tuy nhiên, đối với dòng gạo trung và cao cấp, giá dự báo sẽ tăng.
"Như dòng gạo thơm, tính trong tháng qua, giá xuất khẩu dòng gạo này tăng khoảng 50 USD/tấn, dòng gạo ST cũng ghi nhận mức tăng giá khá lớn. Nguyên nhân do nhu cầu tại các thị trường, trong đó thị trường Trung Quốc, Trung Đông, Mỹ, châu Âu… có nhiều đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Việc cộng gộp các đơn đặt hàng này đã giúp các dòng gạo ST tăng giá"- ông Thành chia sẻ.
Cuối tháng 3/2025, Bộ Công thương cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành đã hoàn tất quá trình kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn kiểm tra đã làm việc với 44 thương nhân xuất khẩu gạo tại 6 tỉnh, thành phố gồm Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang. Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh việc thu mua lúa gạo từ nông dân, dự trữ gạo và giá mua gạo. Qua đợt kiểm tra này, Ôtình hình đã ổn định, giá lúa gạo đã bình ổn trở lại và không còn biến động mạnh như cách đây hơn 1 tháng. |