Theo đó, Hội đồng quản trị HBC đã thông qua việc tăng vốn điều lệ từ 2.309 tỷ đồng lên mức hơn 2.424 tỷ đồng.

HBC tăng vốn lên hơn 2.400 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ vẫn cao
HBC tăng vốn lên hơn 2.400 tỷ đồng, nhưng tỷ lệ nợ vẫn cao
Viet Capital điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ lên 5.289 tỷ đồng Nợ tăng nhanh, AGM vẫn vay thêm 500 tỷ đồng trái phiếu lãi suất 7% Nợ công của khối Arab lên tới 1.400 tỷ USD trong năm 2020

Ngoài ra, công ty này cũng sửa đổi điều 6 điều lệ công ty theo vốn điều lệ mới, theo đó, tổng vốn điều lệ của công ty được chia thành hơn 242 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Hội đồng quản trị giao người đại diện theo pháp luật là ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị HBC, tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đợt tăng vốn điều lệ này của HBC thực hiện theo hình thức tăng vốn là phát hành cổ phiếu trả cổ tức. Theo đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không thay đổi trước và sau đợt tăng vốn.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2021, công ty có quy mô vốn chủ sở hữu là 4.210 tỷ đồng. Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty mới chỉ bằng hơn 36% so với quy mô nợ phải trả của công ty.

Nợ phải trả của HBC chủ yếu nằm ở nợ ngắn hạn, với giá trị 10.950 tỷ đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.232 tỷ đồng.

Nợ ngắn hạn vẫn thấp hơn so với tài sản ngắn hạn trị giá 14.086 tỷ đồng của doanh nghiệp trong cùng thời điểm. Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn lệ thuộc khá nhiều vào các khoản phải thu ngắn hạn với 10.557 tỷ đồng. Trong đó, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi của doanh nghiệp này đang ở con số lên tới hơn 346 tỷ đồng.

Về kinh doanh, HBC đạt doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 7.536 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 73,3 tỷ đồng.