![]() |
Km34 Dự án Quy Nhơn - Chí Thạnh. |
Miền Trung - Tây Nguyên dự kiến có thêm hơn 700km cao tốc
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), năm 2025, dự kiến có hơn 700km đường bộ cao tốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ được hoàn thành, đưa vào khai thác. Theo quy hoạch, mạng lưới đường bộ cao tốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 13 tuyến cao tốc (trục dọc 2 tuyến; trục ngang 11 tuyến) với tổng chiều dài 4.098km.
Trong đó, có 1.090km đang khai thác, gồm: 839km trục dọc Bắc - Nam phía Đông (đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Nha Trang - Dầu Giây); 232km trục dọc Bắc - Nam phía Tây đoạn Thanh Hóa - Nghệ An (hiện mới khai thác theo tiêu chuẩn đường bộ) và 19km đoạn Liên Khương - Prenn. 768km đang thi công, gồm: 11 đoạn (tổng chiều dài 638km trục dọc Bắc - Nam phía Đông); 130km đoạn Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. 868km đang chuẩn bị đầu tư (dự kiến đầu tư trước năm 2030) gồm 7 tuyến: Vinh - Thanh Thủy (85km), Cam Lộ - Lao Bảo (56km), Quy Nhơn - Pleiku (123km), Nha Trang - Liên Khương (66km), Quy Nhơn - Pleiku (123km), Nha Trang - Liên Khương (66km), Dầu Giây - Liên Khương (220km). Khoảng 1.372km chưa đầu tư gồm 8 tuyến. Trong đó, có 2 tuyến: Quảng Ngãi - Kon Tum (136km), Ngọc Hồi - Gia Nghĩa (355km) dự kiến đầu tư trước năm 2030.
6 tuyến còn lại gồm: Vũng Áng - Cha Lo (115km), Đà Nẵng - Ngọc Hồi (281km), Quảng Nam - Quảng Ngãi (100km), Phú Yên - Đắk Lắk (220km), Pleiku - Lệ Thanh (50km), Liên Khương - Buôn Ma Thuột (115km) dự kiến đầu tư sau năm 2030. Theo lộ trình được xây dựng, dự kiến, năm 2025 sẽ có 706km đường bộ cao tốc được hoàn thành, nâng tổng chiều dài cao tốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên lên 1.796km. Năm 2026 sẽ hoàn thành thêm 62km, tổng chiều dài đường bộ cao tốc khu vực được nâng lên 1.858km.
Phấn đấu đến năm 2030, khu vực miền Trung - Tây Nguyên sẽ có thêm 868km cao tốc được hoàn thành. Tổng chiều dài đường bộ cao tốc tại khu vực thời điểm này khoảng 2.726km. Khoảng 1.372km còn lại sẽ được tiếp tục cân đối nguồn lực để đầu tư theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Năm 2026 triển khai xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Cũng theo Bộ GTVT, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), thuộc địa phận thành phố Lào Cai; điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện, thuộc địa phận thành phố Hải Phòng. Tổng chiều dài đầu tư khoảng 403,1km, bao gồm: tuyến chính dài 388,1km và 2 tuyến nhánh dài 15km. Địa điểm thực hiện dự án tại 9 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.
Dự án sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa, đường đơn, khổ 1.435mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa. Tốc độ thiết kế tàu khách nhỏ hơn 200 km/h, các đoạn khó khăn giảm cấp tốc độ thiết kế; đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội, tốc độ thiết kế 120 km/h; các đoạn tuyến nối, tuyến nhánh, tốc độ thiết kế 80 km/h. Phân kỳ trước mắt đầu tư hệ thống thông tin, tín hiệu và phương tiện để khai thác với tốc độ 160 km/h cho tàu khách và 120 km/h cho tàu hàng. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 194.929 tỷ đồng (8,027 tỷ USD) bằng hình thức đầu tư công. Nguồn vốn sử dụng đa dạng các nguồn vốn ngân sách, nguồn tăng thu tiết kiệm chi, nguồn thu từ phát triển quỹ đất, nguồn phát hành trái phiếu, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi với lãi suất hợp lý. Tiến độ thực hiện dự kiến triển khai đầu tư năm 2026 và cơ bản hoàn thành xây dựng năm 2030
Cũng theo Bộ GTVT, tuyến đường sắt được đầu tư cũng sẽ giúp hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác chiến lược, tăng cường kết nối quốc tế. Tuyến đường sắt hiện hữu khổ 1.000mm đã được xây dựng từ thời Pháp thuộc, trong khi đường sắt các nước phục vụ chạy tàu liên vận quốc tế là khổ 1.435mm. Sau khi xây dựng tuyến mới, hàng xuất nhập khẩu có thể vận chuyển bằng tàu liên vận đi suốt đến châu Âu, giảm giá thành vận tải, chi phí logistics.
Nâng cấp, sửa chữa giúp giao thông thuận lợi hơn Sau 4 năm thi công, quốc lộ 19 nối từ cảng Quy Nhơn, Bình Định đến cửa khẩu Lệ Thanh, Gia Lai hoàn thành nâng cấp, sửa chữa giúp giao thông thuận lợi hơn, giúp rút ngắn thời gian lộ trình 6,5 - 7 tiếng còn 5 tiếng. Đối với Bình Định, cảng Quy Nhơn được xem là điểm đột phá trong phát triển kinh tế, với lượng hàng hóa thông quan ngày càng tăng cao, sản lượng hơn 10 triệu tấn mỗi năm. Trong đó, phần lớn lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được kết nối từ Tây Nguyên và vùng tam giác Việt Nam - Lào - Campuchia... |