Tính riêng trong quý II/2025, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh qua các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế đạt gần 2,82 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Châu Á tiếp tục là thị trường chiếm tỷ trọng lớn và áp đảo, có thể nhờ vào đóng góp từ các thị trường có nhiều lao động Việt Nam làm việc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Ghi nhận trong nhiều năm qua, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có lượng kiều hối nhiều nhất, chiếm hơn một nửa của cả nước.

Hơn 5,2 tỷ USD kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm

Ảnh: Minh họa

Theo các chuyên gia, TP. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung, kiều hối là một trong những nguồn cung góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ, đồng thời hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối.

Đặc biệt với TP. Hồ Chí Minh, dòng kiều hối tăng đều qua các giai đoạn đã tạo điều kiện cho phát triển kinh tế thành phố, kích cầu tiêu dùng và đầu tư, tăng nguồn cung ngoại tệ.

Bên cạnh đó, các tỉnh thành khác gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước (trước sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh) có lượng kiều hối chuyển về qua các tổ chức tín dụng tính đến quý II đạt trên 127,5 triệu USD. Các tỉnh này không có tổ chức kinh tế hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ.

Cụ thể hơn, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, kiều hối chuyển về đạt 27,2 triệu USD, Bình Dương đạt hơn 53,2 triệu USD, Đồng Nai đạt hơn 42,3 triệu USD và Bình Phước đạt hơn 4,6 triệu USD./.

Năm 2024, kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh đạt 9,547 tỷ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó châu Á và châu Mỹ là 2 khu vực có lượng kiều hối chuyển về chiếm tỉ trọng cao nhất với 82,2% tổng lượng kiều hối chuyển về trong năm 2024.