Theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, khách hàng chưa có căn cước công dân gắn chíp (khách hàng chỉ có CMND hoặc căn cước công dân không gắn chíp còn thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật), khách hàng có thể đăng ký xác thực bằng cách khớp đúng với dữ liệu sinh trắc học được lưu trong Cơ sở dữ liệu sinh trắc học về khách hàng đã thu thập và kiểm tra, trong đó việc kiểm tra được thực hiện bằng phương thức gặp mặt trực tiếp.

Hướng dẫn xác thực sinh trắc khi chuyển tiền trực tuyến từ ngày 1/7
Hướng dẫn triển khai xác thực sinh trắc khi thanh toán điện tử từ ngày 1/7. Ảnh: T.L
ABBANK ra mắt ứng dụng xác thực thanh toán bằng nhận dạng khuôn mặt

Đối với khách hàng có căn cước công dân gắn chíp nhưng sử dụng điện thoại không hỗ trợ NFC (công nghệ kết nối không dây tầm ngắn), biện pháp xác thực thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của khách hàng do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Khách hàng cũng có thể tra khớp đúng giữa dữ liệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học trong chíp của thẻ căn cước công dân của khách hàng do cơ quan công an cấp bằng cách thực hiện tại quầy giao dịch.

Đối với giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ liên kết chính chủ, nếu khách hàng đã thực hiện xác thực chính chủ với ngân hàng, khi thực hiện liên kết bằng biện pháp xác thực thì không bắt buộc áp dụng biện pháp xác thực đối với các giao dịch nạp, rút tiền từ ví điện tử có hạn mức./.

Thực hiện xác thực sinh trắc từ ngày 1/7 khi chuyển tiền trực tuyến

Quyết định 2345/QĐ-NHNN về việc triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng sẽ hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của văn bản này là khách hàng khi thực hiện chuyển tiền trực tuyến qua ngân hàng sẽ phải thực hiện xác thực khuôn mặt với khoản tiền có giá trị trên 10 triệu đồng/1 lần chuyển tiền và với số tiền có giá trị trên 20 triệu đồng/1 ngày.