Chuyên gia kiến nghị về chính sách tiền tệ

Một trong những sự kiện về tài chính ngân hàng đã diễn ra trong tuần qua là Diễn đàn Toàn cảnh Ngân hàng với chủ đề “Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu”. Tại diễn đàn này, các diễn giả đã tập trung phân tích, làm rõ bức tranh về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, bài học rút ra trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2022 cũng như nhận diện khó khăn, áp lực phải đối mặt trong năm 2023. Các chuyên gia cũng đã đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nắm bắt cơ hội, khắc phục những khó khăn, thách thức, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Bà Hà Thị Kim Nga - chuyên gia cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gợi ý, các chính sách cần được cân nhắc, phối hợp và truyền thông một cách thận trọng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nên dựa vào chính sách lãi suất để kiềm chế lạm phát và tránh các áp lực lên tỷ giá. Bên cạnh đó, chính sách cần đảm bảo sự ổn định khu vực tài chính khi xử lý các nút thắt của thị trường trái phiếu và bất động sản

Kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng vẫn còn nhiều ẩn số
Nhiều yếu tố thuận lợi cho phép chính sách tiền tệ có thể tiếp tục nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ảnh: T.L
Lãi suất ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng ở kỳ hạn ngắn Vẫn còn dư địa tiếp tục hạ lãi suất

Kỳ vọng lãi suất giảm

Ở một góc nhìn độc lập, tuần qua chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered cũng đưa ra dự báo về khả năng lãi suất tiếp tục giảm khi cho rằng NHNN sẽ giảm lãi suất tái cấp vốn thêm 50 điểm cơ bản xuống 5% vào cuối quý II/2022, sau đó lãi suất sẽ duy trì cho đến cuối năm 2025. Tuy nhiên, Standard Chartered vẫn cảnh báo cũng có thể xảy ra tình huống lãi suất sẽ tăng, đặc biệt là vào cuối năm, do NHNN có thể sẽ chú trọng vào sự ổn định của thị trường tài chính hơn là tăng trưởng.

Bất động sản chưa thể phục hồi một sớm một chiều

Theo ông Tim Leelahaphan, thị trường bất động sản có thể sẽ cần thêm các biện pháp hỗ trợ thanh khoản do các biện pháp đã được triển khai tính đến nay mới chỉ giúp làm giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn.

Phân tích về vấn đề này, ông Tim Leelahaphan, Chuyên gia kinh tế Thái Lan và Việt Nam, thuộc Standard Chartered cho biết, từ đầu năm 2023, NHNN đã chuyển hướng sang hỗ trợ quá trình phục nồi của nền kinh tế. Ngoài việc cắt giảm lãi suất, NHNN còn hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn bằng cách cho họ thêm thời gian để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản. Tháng 4 năm nay, các điều khoản cho vay đã dễ dàng hơn, bao gồm việc hoãn trả nợ (tối đa 12 tháng) và miễn giảm lãi suất.

Tín dụng xanh tiếp tục được quan tâm hơn

Các hoạt động và các diễn đàn thảo luận về tài chính ngân hàng trong tuần qua tiếp tục được các chuyên gia đề cập nhiều về yếu tố tín dụng xanh và đây sẽ là xu hướng của dòng tín dụng ngân hàng trong thời gian tới.

Tại buổi làm việc với WB trong tuần vừa qua, NHNN cho biết sẽ hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng xanh; hoàn thiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành ngân hàng như hạ tầng số, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển bền vững....

Kỳ vọng tiếp tục giảm lãi suất, giá vàng vẫn còn nhiều ẩn số
Giá vàng thế giới đang chịu nhiều tác động đan xen trái chiều. Ảnh: T.L

Bên cạnh đó, NHNN cũng đẩy mạnh hợp tác quốc tế như tham gia các diễn đàn về tài chính xanh, ngân hàng xanh để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực xây dựng, hoạch định và triển khai chính sách tín dụng xanh, tài chính xanh. Hiện tại đã có 39 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ xanh, đạt hơn 500.524 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,2% dư nợ tín dụng của nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo (chiếm tỷ trọng 46,7%) và nông nghiệp xanh (chiếm tỷ trọng hơn 31%). Giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng xanh bình quân đạt gần 23%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

Vàng thế giới trồi sụt mạnh

Giá vàng thế giới tuần qua đã có những biến độ trồi sụt do nhiều yếu tố đan xét tác động lên giá vàng. Đến chiều thứ sáu cuối tuần, giá vàng niêm yết tại Kitco giao dịch ở mức khoảng 2.009 USD/ounce.

Theo đó, giá vàng thế giới đã có thời điểm tăng giá khá mạnh, nhưng sau đó lại quay đầu giảm mạnh vào cuối tuần. Những yếu tố khiến cho giá vàng tăng là do những ảnh hưởng của khủng hoảng ngân hàng, thúc đẩy một số nhu cầu trú ẩn an toàn vào vàng. Đồng thời, những kỳ vọng vào việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ chấm dứt chuỗi tăng lãi suất kéo dài suối từ tháng 3/2022 cũng có phần nào tác động kích thích cho vàng tăng giá.

Tuy nhiên, vàng sau đó cũng chịu lực bán ra mạnh của những nhà đầu tư đã mua được từ vùng giá thấp, đồng thời động thái tăng lãi suất của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) từ 4,25% lên 4,5% hôm 11/5 cũng là yếu tố khiến cho vàng bị bán ra.

Mặc dù giá vàng thế giới có những diễn biến trồi sụt mạnh, nhưng giá vàng trong nước chỉ dao động với biên độ vừa phải. Chiều 12/5, giá vàng miếng SJC 9999 niêm yết ở mức 66,55 triệu đồng/lượng mua vào và 67,15 triệu đồng/lượng bán ra, giá vàng nhẫn SJC 9999 niêm yết ở mức 56,4 triệu đồng/lượng mua vào và 57,4 triệu đồng/lượng bán ra.

Áp lực tỷ giá giảm là yếu tố để có thể nới lỏng tiền tệ

Các chuyên gia cho rằng, nhờ nguồn cung ngoại tệ tốt đến từ kiều hối, giải ngân FDI ổn định, NHNN đã mua ngoại tệ giúp gia tăng dự trữ ngoại hối… do đó, áp lực tỷ giá trong năm 2023 sẽ vơi đi. Bối cảnh này có thể cho phép chính sách tiền tệ nên chuyển trạng thái từ chặt chẽ thận trọng sang nới lỏng thận trọng để hỗ trợ tăng trưởng; giảm lãi suất, tăng khả năng tiếp cận vốn, cơ cấu lại nợ, đồng thời hỗ trợ thanh khoản…