đường-vành-đai-4

Đường Vành đai 4 đi qua 4 tỉnh và thành phố Hà Nội. Ảnh: TL

>> Đường vành đai 4: Động lực mới phát triển vùng Thủ đô

>> Bài 2: Dự án đường vành đai 4 thúc đẩy đô thị hoá, bất động sản công nghiệp

>> Bài 1: Dự án đường vành đai 4 gần một thập kỷ nằm trên giấy trước cơ hội hồi sinh

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư làm chủ tịch hội đồng.

UBND TP. Hà Nội có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ liên quan đến quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án bảo đảm đúng tiến độ.

Vành đai 4 là tuyến vành đai giao thông đối ngoại có tính chất kết nối liên vùng thuộc vùng Thủ đô và được khép kín theo tiêu chuẩn đường cao tốc để kết nối các cao tốc, quốc lộ hướng tâm, tạo hệ thống phát triển hiệu quả.

Dự án đường vành đai 4 đã được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2011, với chiều dài toàn tuyến khoảng 98 km, đi qua 14 huyện của 3 tỉnh, thành phố; trong đó: đoạn đi qua Hà Nội dài 56,5 km, Hưng Yên 20,3 km và Bắc Ninh 21,2 km. Dự án được dự kiến hoàn thành năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.

Dự kiến đường vành đai 4 có tổng mức đầu tư khoảng 160.000 tỷ đồng; trong đó, ngân sách bố trí khoảng 50% (gồm ngân sách trung ương hỗ trợ khoảng 25% tổng mức đầu tư; ngân sách của Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh khoảng 25% tổng mức đầu tư). Phần 50% vốn còn lại áp dụng cơ chế đối tác công - tư và xây dựng - kinh doanh - chuyển giao.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chấp thuận giao UBND TP. Hà Nội chuẩn bị đầu tư dự án trên cơ sở đã thống nhất với UBND các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc; thống nhất với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng./.

Văn Tuấn