Ngày 8/2: Giá cao su trong nước ổn định, hồi phục tại thị trường Trung Quốc
Giá cao su ổn định tại thị trường trong nước phiên 8/2. Ảnh minh họa

Thị trường trong nước

Các doanh nghiệp vẫn giữ giá cao su bình ổn. Cụ thể, Công ty Cao su Phú Riềng giữ nguyên giá thu mua mủ tạp ở mức 400 đồng/DRC, mủ nước là 440 đồng/TSC, giảm 5 đồng/TSC/DRC.

Tại Cônggisa ty Cao su Bà Rịa, báo giá thu mua mủ nước ổn định ở mức 409 đồng/độ TSC/kg; mủ đông DRC (35 - 44%) là 14.700 đồng/kg; mủ nguyên liệu dao động từ 18.200 – 19.600 đồng/kg.

Còn tại Công ty Cao su Mang Yang, giá thu mua mủ nước ổn định trong khoảng 434 – 438 đồng/TSC, mủ đông tạp từ 387 - 441 đồng/DRC.

Thị trường thế giới

Đóng cửa phiên giao dịch 7/2, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 3/2025 tại Sở Giao dịch Osaka (OSE) Nhật Bản giảm trở lại 0,7% (2,7 yen/kg) về mức 374 yen/kg do đồng yen mạnh lên và nhu cầu suy yếu giữa lúc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu leo thang, theo tờ Bernama. Điều này đã lấn át những lo ngại về nguồn cung từ Thái Lan, quốc gia sản xuất cao su hàng đầu thế giới.

Chiều ngược lại, ở Trung Quốc, giá cao su duy trì đà tăng với 1,8% (315 CNY/tấn) lên mức 17.440 CNY/tấn. Tại Thái Lan, giá cao su tăng 0,9% (0,7 baht/kg) lên mức 82,49 baht/kg.

Như vậy, tính chung cả tuần qua, thị trường cao su Nhật Bản và Thái Lan sau kỳ nghỉ Lễ diễn biến trong xu hướng giảm, ghi nhận lần lượt-4,6% (18 yen/kg) và -1,2% (1,03 baht/kg); còn tại Trung Quốc nhích nhẹ 0,9% (160 CNY/tấn) với triển vọng nhu cầu tiêu thụ ô tô trong năm nay.

Tại Malaysia, thị trường cao su ghi nhận một tuần giao dịch tích cực. Tâm lý thị trường cũng được củng cố nhờ đà tăng của hợp đồng tương lai cao su tại Thượng Hải, trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tự nhiên do dự báo mưa lớn tại các quốc gia sản xuất chủ chốt. Dù vậy, đà tăng tiếp tục bị kìm hãm bởi những lo ngại về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc tái diễn, trong bối cảnh các chính sách của Mỹ vẫn còn nhiều bất ổn, theo Bernama.

Trong khi đó, theo nghiên cứu công bố của Kenanga Research, ngành găng tay cao su của Malaysia được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong năm nay, nhờ vào các yếu tố gồm, hoạt động tái bổ sung hàng tồn kho, nhu cầu gia tăng từ Mỹ khi mức thuế cao hơn áp lên các nhà sản xuất găng tay Trung Quốc và giá bán trung bình (ASP) tăng lên./.