Phát hiện xử lý 2 doanh nghiệp vi phạm niêm yết giá bán lẻ xăng dầu Gia tăng vụ việc bán xăng không đảm bảo chất lượng, vi phạm niêm yết giá Nhà nước chỉ làm trung gian hỗ trợ các bên thỏa thuận hiệp thương giá Dự thảo Luật Giá (sửa đổi): Giảm danh mục kê khai giá để tập trung vào hàng hóa thiết yếu

Trong những năm qua, trên thực tế đã có những phát sinh khi một số doanh nghiệp lớn có hoạt động mua - bán hàng hóa thiết yếu là đầu vào của một số dịch vụ khác, nhưng không thỏa thuận được giá bán, gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh (than bán cho sản xuất điện, nước sạch bán buôn giữa đơn vị sản xuất và đơn vị kinh doanh...).

Cơ quan có thẩm quyền quản lý giá đã tổ chức hiệp thương giá để các bên thực hiện. Công tác hiệp thương giá thành công và đem lại lợi ích hài hòa cho các bên tham gia.

Niêm yết giá nhằm minh bạch trong mua, bán trên thị trường
Niêm yết giá nhằm minh bạch trong mua, bán trên thị trường. Ảnh: TL.

Từ thực tiễn triển khai các quy định pháp luật về hiệp thương giá cho thấy tính đúng đắn, phù hợp với cơ chế quản lý giá theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trong bối cảnh hiện nay và trong giai đoạn tới.

Thông qua hiệp thương sẽ kịp thời xử lý, khắc phục được những hạn chế, bất cập trong hoạt động mua - bán hàng hóa, dịch vụ có tính độc quyền; ngăn ngừa được tình trạng thao túng giá, ép giá (từ cả hai phía, bên mua và bên bán), qua đó tạo ổn định thị trường và mặt bằng giá.

Tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi), với vai trò là một hình thức công khai về giá nhằm tăng cường tính minh bạch trong mua, bán trên thị trường, các quy định về niêm yết giá cũng được luật hóa từ nghị định nhằm tăng tính pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.

Quy định chi tiết hơn về niêm yết giá

Dự thảo luật cơ bản kế thừa các quy định hiện hành, song cũng quy định chi tiết hơn đối với một số nội dung phải thực hiện niêm yết cũng như quyền, trách nhiệm của các bên mua, bán trên thị trường.

Theo đó, tại dự thảo luật cơ bản kế thừa các quy định hiện hành, song cũng quy định chi tiết hơn đối với một số nội dung phải thực hiện niêm yết, cũng như quyền, trách nhiệm của các bên mua, bán trên thị trường.

Tổng kết quá trình thực hiện, theo Bộ Tài chính, biện pháp kê khai giá thể hiện rất rõ chủ trương quản lý, điều hành giá gián tiếp, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước.

Theo quy định, hàng hóa thuộc diện kê khai do doanh nghiệp tự định và gửi bản kê khai đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thực hiện là phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế là chưa phát huy được hết hiệu quả đối với cả cơ quan quản lý và cả phía đơn vị thực hiện.

Theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành thì việc kê khai chỉ là cung cấp thông tin về giá để có ngay các giải pháp điều hành, bình ổn giá, vì vậy cần tiếp tục củng cố khâu tổ chức thực hiện linh hoạt, hiệu quả. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về kê khai, niêm yết giá là cần thiết./.