Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
Thông tin nêu trên đã được Bộ Công thương công bố sáng 13/11. Theo Bộ Công thương, kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường cho thấy, trong 10 tháng của năm 2024, số hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, lĩnh vực y tế, giá, niêm yết giá, tiêu chuẩn đo lường, nhãn hàng hóa được lực lượng QLTT phát hiện giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Nộp ngân sách 479 tỷ đồng từ xử lý vi phạm quản lý thị trường. Ảnh: TL |
Đáng cảnh báo, các hành vi vi phạm về: nguồn gốc xuất xứ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp, đặc biệt, lĩnh vực thương mại điện tử tăng so với cùng kỳ năm 2023. |
Các vụ việc vi phạm đối với thuốc lá điếu giảm so với vi phạm về thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng với các hành vi vi phạm chủ yếu như: nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không rõ chất lượng.
Các tỉnh, thành phố đang là điểm nóng về vi phạm đối với mặt hàng này như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Long An, Khánh Hoà, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh…
Trong 10 tháng của năm 2024, lực lượng QLTT tập trung giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực này và phát hiện nhiều vi phạm trên phạm vi cả nước.
Từ ngày 15/9/2024 đến 14/10/2024, lực lượng QLTT đã kiểm tra 6.396 vụ, phát hiện, xử lý 3.610 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước trên 35 tỷ đồng./.
Cũng theo Bộ Công thương, luỹ kế từ ngày 15/12/2023 đến 14/10/2024, lực lượng QLTT đã kiểm tra 61.079 vụ, phát hiện, xử lý 41.725 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử lý là 777 tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023), thu nộp ngân sách nhà nước 479 tỷ đồng (tăng 11%). |