Quảng Ninh đón vị khách du lịch quốc tế thứ 3 triệu đến tham quan |
Cuối năm là thời điểm nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để gia tăng cơ hội tìm kiếm và duy trì việc làm bền vững cho người lao động.
Giải quyết việc làm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, cải thiện thu nhập, đời sống người dân. Trong nỗ lực tạo 30.000 việc làm tăng thêm cho người lao động năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch. Ngoài ra, tỉnh cũng đang tiếp tục tạo cơ hội việc làm cho lao động trẻ ở khu vực nông thôn, miền núi thông qua tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
![]() |
Người lao động làm việc tại Chi nhánh Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam tại KCN Đông Mai, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: T.D. |
Ước 9 tháng năm 2024, toàn tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm tăng thêm cho khoảng 23,5 nghìn lượt lao động, đạt 78,3% kế hoạch năm 2024, tăng 1,8 nghìn lượt người so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 680 người, đạt 113,3% kế hoạch năm 2024. Toàn tỉnh cũng tổ chức 98 phiên sàn giao dịch việc làm định kỳ có kết nối online các địa phương trong tỉnh, 13 buổi sàn giao dịch việc làm online với các tỉnh, thành khu vực phía Bắc.
Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã tạo việc làm tăng thêm cho hơn 23.400 lao động, trong đó, số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ước đạt 1.207 người. |
Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh Quảng Ninh giao chỉ tiêu về đào tạo nghề để các địa phương xây dựng triển khai các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời, đơn vị này cũng tích cực phối hợp với các địa phương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trọng tâm, trọng điểm hỗ trợ về việc làm. Trong đó, lồng ghép các chính sách tuyển dụng, thu hút lao động, thông tin thị trường lao động, đặc điểm và xu thế của thị trường lao động trong, ngoài nước, các thị trường lao động truyền thống, thị trường lao động mới và các chương trình xuất khẩu lao động…
Ông Phạm Ngọc Khánh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Ninh (thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh) cho biết: "Trung tâm sẽ tiếp tục tổ chức các phiên giao dịch trực tiếp và trực tuyến tại trụ sở trung tâm, các phiên giao dịch lưu động tại cấp xã, phường, qua đó cũng nắm bắt được nhu cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời, đơn vị cũng phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan, đào tạo nâng cao kĩ năng nghề cho người lao động phù hợp với nhu cầu dịch chuyển ngành nghề và các nhu cầu việc làm mới và phối hợp chặt chẽ doanh nghiệp trên địa bàn nắm bắt nhu cầu, số lượng vị trí việc làm cần tuyển dụng, từ đó kết nối với các địa phương trong toàn quốc, đáp ứng lực lượng lao động cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đơn vị còn phân tích những xu hướng, thông tin về thị trường lao động để có những tham mưu giải pháp sát với thực tiễn".