![]() |
Thanh tra Bộ Tài chính công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm, tiếp nhận bổ nhiệm công chức giữ chức Phó Chánh Thanh tra, Bộ Tài chính. |
Theo Quyết định số 367/QĐ-BTC, Thanh tra Bộ Tài chính được tổ chức 10 phòng, gồm:
Phòng Thanh tra ngân sách nhà nước tại địa phương ( Phòng Thanh tra 1);
Phòng Thanh tra vốn đầu tư (Phòng Thanh tra 2);
Thanh tra Bộ Tài chính có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh Thanh tra. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Bộ Tài chính; quản lý công chức, tài sản được giao theo quy định. Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 2 Quyết định này; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật. Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. |
Phòng Thanh tra ngân sách nhà nước tại bộ, ban, ngành trung ương (Phòng Thanh tra 3);
Phòng Thanh tra doanh nghiệp (Phòng Thanh tra 4);
Phòng Thanh tra các quỹ và tổ chức tài chính (Phòng Thanh tra 5);
Phòng Thanh tra chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Phòng Thanh tra 6);
Phòng Thanh tra hành chính (Phòng Thanh tra 7);
Phòng Quản lý các vấn đề khiếu nại, tố cáo của công dân (Phòng Khiếu tố);
Phòng Xử lý sau thanh tra;
Phòng Kế hoạch – Tổng hợp.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng do Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quy định. Thanh tra Bộ Tài chính làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính phân công nhiệm vụ cho công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Biên chế của Thanh tra Bộ Tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
![]() |
Ảnh minh họa |
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Tài chính.
Cụ thể, Thanh tra Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các lĩnh vực quản lý nhà nước khác theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Về thanh tra, ngoài việc tham mưu, xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và hướng dẫn hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Tài chính bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra giữa Thanh tra Bộ và Cục thuộc Bộ Tài chính được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ Tài chính sẽ thực hiện các nhiệm vụ thanh tra khác.
Đơn cử như thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức; thanh tra về nội dung có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính; thanh tra vụ việc khác khi được Bộ trưởng giao; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái phát luật được phát hiện qua thanh tra…
Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
Ngoài ra, Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện xử phạt hành chính hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chủ trì phân công, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý tài chính của cơ quan thanh tra, điều tra.
Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Tài chính.
Tổ chức, hợp tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về công tác thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Thanh tra Bộ Tài chính công bố quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn đối với các Phó Chánh Thanh tra Sáng ngày 4/3/2025, ông Trần Huy Trường - Chánh Thanh tra Bộ Tài chính đã chủ trì hội nghị công bố Quyết định số 869/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc bổ nhiệm, tiếp nhận bổ nhiệm công chức giữ chức Phó Chánh Thanh tra, Bộ Tài chính. Cụ thể, 4 Phó Chánh thanh tra Bộ Tài chính gồm: ông Lê Viết Thắng, ông Nguyễn Thanh Bình, ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Phạm Văn Tình. 3 Phó Chánh Thanh tra và 1 Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ được điều động từ Bộ kế hoạch và Đầu tư giữ chức Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính gồm: ông Lê Quốc Đạt, ông Vũ Xuân Thành, ông Hoàng Văn Hà, ông Phạm Hồng Phong. Điều động ông Hồ Khánh Duy - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp , Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giữ chức Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính. |