Một trong những điểm mới trong Thông tư số 22 là quy định về hệ số rủi ro với tín dụng cho dự án bất động sản khu công nghiệp. Cụ thể, trường hợp đối với tài sản là khoản cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động sản khu công nghiệp, hệ số rủi ro tín dụng là 160%.

Quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng khi cho vay có hiệu lực
Hệ số rủi ro với khoản vay dự án khu công nghiệp giảm thấp hơn trước. Ảnh: T.L
IFRS 9 và bài toán bảo đảm an toàn vốn của ngân hàng Các ngân hàng sẽ cần 283 nghìn tỷ đồng trái phiếu duy trì an toàn vốn

Theo đó, mức hệ số rủi ro này đã được điều chỉnh giảm về tương đương với hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay chuyên biệt khác và thấp hơn các khoản tài trợ dự án kinh doanh bất động sản thông thường khác.

Ngoài ra, một số quy định của Thông tư 22 cụ thể hơn với hình thức cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở theo các chương trình, dự án của Chính phủ.

Trước đây, Thông tư số 41 chỉ có quy định về hệ số rủi ro đối với khoản cho vay thế chấp nhà mà chưa có quy định về hệ số rủi ro đối với khoản phải đòi là khoản cho vay mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ. Thông tư số 22 đã có thêm quy định hệ số rủi ro đối với khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ.

Liên quan đến các quy định về các tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc, Thông tư số 22/2023/TT-NHNN đã bổ sung quy định: “Ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác được áp dụng hệ số rủi ro 0% đối với các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi tại bên được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt”./.