70 gian hàng tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2023 Hơn 100 sản phẩm OCOP được giới thiệu tại triển lãm bên lề Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu 9 Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Du lịch nông thôn là không gian để phát triển sản phẩm OCOP
Sản phẩm OCOP góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp
Nhiều sản phẩm OCOP được trưng bày, triển lãm tại các hội chợ. Ảnh: Đinh Tường

Hơn 10 nghìn sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới và được 63 tỉnh, thành trên cả nước triển khai, thực hiện và đạt kết quả tích cực.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay cả nước có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể; trong đó, 67,3% sản phẩm 3 sao; 31,2% sản phẩm 4 sao; 0,8% sản phẩm tiềm năng 5 sao và 42 sản phẩm 5 sao.

Nhiều địa phương đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển sản phẩm OCOP và đã bắt đầu khai thác du lịch từ các sản phẩm đặc trưng. Là một trong những địa phương đi đầu cả nước về triển khai Chương trình OCOP, đến nay TP. Hà Nội đã công nhận được 2.167/9.852 sản phẩm OCOP, chiếm 22% của cả nước; trong đó có 6 sản phẩm được trung ương công nhận 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.369 sản phẩm 4 sao, 780 sản phẩm 3 sao. Riêng năm 2022, thành phố công nhận 518 sản phẩm (1 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 271 sản phẩm 4 sao, 246 sản phẩm 3 sao), vượt chỉ tiêu kế hoạch 118 sản phẩm (mỗi năm có 400 sản phẩm).

Tại Nghệ An, OCOP đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Chương trình đã huy động được 137,958 tỷ đồng để hỗ trợ 253 chủ thể và các đơn vị liên quan xây dựng các sản phẩm đạt chuẩn...

Đến thời điểm hiện nay, tỉnh Nghệ An có hơn 422 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm có tiềm năng đạt cấp quốc gia 5 sao và 6 sản phẩm được nâng hạng, đứng thứ 2 của cả nước (sau Hà Nội).

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu, lợi nhuận. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng doanh thu, lợi nhuận của nhiều chủ thể có sản phẩm đạt hạng 3 sao OCOP trở lên hàng năm vẫn tăng khoảng 10 - 15%.

Lâm Đồng cũng là một trong những tỉnh được chọn làm điểm triển khai thực hiện Chương trình OCOP mà trọng tâm của chương trình là hướng đến khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn có thể khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lợi thế so sánh của sản phẩm, nâng cao giá trị cho sản phẩm, từng bước giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế hộ...

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã công nhận 123 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, với những sản phẩm tiêu biểu như: rau hỗn hợp cấp đông, trà Ô long Phước Lạc, đông trùng hạ thảo, rượu đương quy, cà phê, mắc ca,… Tỉnh này cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 tiếp tục nâng cấp và phát triển 168 sản phẩm OCOP thuộc 130 chủ thể.

Nâng hạng sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu

Để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng, nhiều địa phương đã và đang tập trung vào phân loại sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị cũng như xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Ví dụ, sản phẩm OCOP ống hút rau củ quả ECOS 5 sao của Hợp tác xã nông nghiệp Sông Hồng có nhiều đối tác đến từ Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc... quan tâm và gần đây, hợp tác xã đã ký được hợp đồng với đối tác Đức cung cấp 500.000 - 1 triệu ống hút/tháng.

Hay như sản phẩm miến dong của Hợp tác xã Tài Hoan đạt tiêu chuẩn 5 sao có công suất chế biến từ 1 - 2 tấn miến/ngày, được phía bạn công nhận đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu.

Đa dạng hình thức, kênh phân phối sản phẩm OCOP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến nay cả nước đã có hơn 682 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các trung tâm đô thị, điểm du lịch ở các địa phương, tăng hơn 4,8 lần so với năm 2020.

Nhiều sản phẩm OCOP được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị, nhất là Central Retail, Saigon Coop, Mega Market... và các hệ thống thương mại điện tử lớn như: Voso, Lazada, Vnpost...

Sản phẩm OCOP đã được lan tỏa và tiêu thụ mạnh mẽ gắn với bán hàng trực tuyến (tương tác) trên mạng xã hội như: Tiktok shop, zalo,... điển hình, đã có hơn 1.000 chủ thể tham gia sản xuất Tiktok shop.

Ngoài ra, nhiều quà tặng OCOP đã được hình thành, gắn với những câu chuyện, giá trị văn hóa của từng địa phương và quốc gia.

Hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang chung tay phát triển những thương hiệu OCOP 5 sao để tạo ra sức bật trên thương trường quốc tế. Theo các chuyên gia, nếu doanh nghiệp biết tận dụng những gì sẵn có và xây dựng thương hiệu, giá trị đầu - cuối của sản phẩm thì sẽ giúp gia tăng sức bật của giá trị tài chính vô cùng lớn.

Do đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần quan tâm đến yếu tố bền vững ngay từ khi bắt đầu đi vào vận hành sản xuất, bởi đây là nhu cầu tất yếu của thị trường…

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến nay cả nước đã có hơn 682 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các trung tâm đô thị, điểm du lịch ở các địa phương, tăng hơn 4,8 lần so với năm 2020.

Nhiều sản phẩm OCOP được phân phối ổn định trong các hệ thống siêu thị, nhất là Central Retail, Saigon Coop, Mega Market... và các hệ thống thương mại điện tử lớn như: Voso, Lazada, Vnpost,... Sản phẩm OCOP đã được lan tỏa và tiêu thụ mạnh mẽ gắn với bán hàng trực tuyến (tương tác) trên mạng xã hội như: Tiktok shop, zalo... điển hình, đã có hơn 1.000 chủ thể tham gia sản xuất Tiktok shop. Ngoài ra, nhiều quà tặng OCOP đã được hình thành, gắn với những câu chuyện, giá trị văn hóa của từng địa phương và quốc gia.

Tuy có sản phẩm rất tốt, có tiềm lực xuất khẩu nhưng theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, các chủ thể OCOP cần chú ý hơn đến vùng nguyên liệu bởi các sản phẩm đều là đặc sản địa phương, nên cần bảo đảm tiêu chí quốc gia, tiêu chí xuất khẩu.

Vấn đề quan trọng nhất là các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động tìm kiếm thị trường, đổi mới sáng tạo các phương thức kết nối theo hướng đa kênh, theo chuỗi, ứng dụng công nghệ để rút ngắn thời gian, khoảng cách địa lý giữa người sản xuất và tiêu dùng.

Phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) giai đoạn 2021-2025.

Chương trình OCOP đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

Chương trình cũng phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại và phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Để hoàn thành mục tiêu trên, chương trình sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cấp xã, thôn; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

Cùng với đó, ưu tiên huy động nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ của chủ thể OCOP. Lồng ghép hiệu quả các chương trình/đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và chương trình, dự án khoa học công nghệ và các cơ chế, chính sách khác có liên quan.