mot

Cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp là điểm nhấn của hệ thống ngành Tài chính Quảng Ninh.

góp phần tích cực vào các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Bước sang năm 2016, bằng giải pháp toàn diện, sâu sát, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, ngành Tài chính Quảng Ninh sẽ tiếp tục tạo ra những bứt phá…

Điều hành thu, chi ngân sách hiệu quả

Bà Trịnh Thị Minh Thanh - Giám đốc Sở Tài chính Quảng Ninh cho biết, ngay sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, Sở Tài chính Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương để tham mưu cho UBND tỉnh nhiều giải pháp để chỉ đạo, điều hành thu, chi NS đạt hiệu quả cao.

“Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến các địa phương, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp (DN) cùng với các giải pháp quyết liệt, hiệu quả được triển khai kịp thời ngay từ đầu năm, thu NS trong năm 2015 của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được kết quả khá cao, vượt chỉ tiêu tỉnh giao…”, bà Thanh chia sẻ.

Cụ thể, tổng thu NSNN năm 2015 đạt 34.368 tỷ đồng, bằng 103% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Trong đó, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 14.302 tỷ đồng; thu nội địa đạt 19.771 tỷ đồng, chiếm 59% tổng thu NSNN trên địa bàn, tăng 17% dự toán, tương đương tăng 2.941 tỷ đồng; 14/14 địa phương đều hoàn thành và vượt dự toán tỉnh giao, nhiều địa phương có số thu vượt lớn như: Vân Đồn (vượt 194%), Cô Tô (103%), Hải Hà (70%), TP.Hạ Long (65%), Hoành Bồ (64%), Đông Triều (28%), Uông Bí (31%)…

Bên cạnh đó, công tác điều hành chi NS được các cấp thực hiện chủ động, tích cực; đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao và các nhiệm vụ quan trọng đột xuất như khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ, thiên tai, dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng, an ninh, các nhu cầu về chi an sinh xã hội.

Theo đó, tổng chi NS địa phương ước thực hiện đến hết 31/1/2016 đạt 17.852 tỷ đồng, đạt 115% dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt gần 9.390 tỷ đồng, đạt 127% dự toán, chiếm tỷ trọng 52,6% tổng chi NS địa phương và là mức cao nhất từ trước đến nay; chi thường xuyên 8.463 tỷ đồng, đạt 105% dự toán, bằng 103% cùng kỳ…

“Quảng Ninh là một trong số ít các địa phương có cơ cấu chi đầu tư đạt mức cao. Việc tăng cường phân cấp quản lý thu NS cho địa phương đã bước đầu phát huy hiệu quả, tạo được sự chủ động, trách nhiệm của các địa phương trong việc theo dõi, nắm bắt chặt chẽ nguồn thu để thực hiện hiện thu đúng, thu đủ vào NSNN...”, bà Thanh nói.

Phấn đấu tăng thu tối thiểu 10%

Bà Thanh cho biết, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV; năm cuối cùng của thời kỳ 2010 - 2016, tạo tiền đề chuẩn bị bước vào thời kỳ ổn định NS mới 2017 -2020. Nhiệm vụ thuNS được Bộ Tài chính, HĐND tỉnh Quảng Ninh giao là 34.300 tỷ đồng, trong đó thu từ XNK 12.000 tỷ đồng, thu nội địa 22.300 tỷ đồng (tăng 15% so với thực hiện năm 2015); tổng chi NS địa phương 17.672 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển 7.597 tỷ đồng, chi thường xuyên 8.956 tỷ đồng.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính, NS năm 2016, theo bà Thanh, ngành Tài chính Quảng Ninh cần tập trung tham mưu cho Tỉnh chỉ đạo công tác thu NS quyết liệt ngay từ đầu năm, phấn đấu tăng thu tối thiểu 10% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh đã giao; đồng thời, các địa phương và các cơ quan thu phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chống thất thu NS, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi trốn thuế, gian lận thương mại, buôn lậu, chuyển giá; tích cực khai thác các nguồn thu tiềm năng như thu thuế ngoài quốc doanh, tiền đất… tập trung giải quyết những vướng mắc, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho các DN, chủ đầu tư về thủ tục đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng… để thúc đẩy SXKD phát triển, tạo nguồn thu vững chắc, ổn định và lâu dài cho NS địa phương.

Bên cạnh đó, rà soát phí, lệ phí để xây dựng phương án và lộ trình điều chỉnh mức thu kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát để tham mưu các biện pháp bình ổn giá; tham mưu xây dựng bảng giá tính thuế tài nguyên, bảng hệ số giá đất hàng năm, tổ chức thẩm định giá đất đảm bảo đúng chính sách, kịp thời; tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá kết quả tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Thực hiện giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp tự chủ 100% về tài chính theo cơ chế giao vốn cho DN.

Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành, phấn đấu đạt trên 200 dự án. Tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác quyết toán dự án hoàn thành và đề xuất xử lý đối với các chủ đầu tư còn để tồn đọng nhiều dự án hoàn thành nhưng chưa thực hiện quyết toán.

Ngoài ra, tăng cường công tác thanh tra tài chính, trong đó tập trung vào công tác quản lý, sử dụng NS cấp huyện, xã, các nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư để làm tốt công tác tham mưu điều hành chi NS đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính…

“Trong điều hành NS, đề nghị các địa phương thực hiện phân bổ, sắp xếp các nhiệm vụ và chi trong phạm vi dự toán được giao đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm triệt để ngay từ khâu phân bổ dự toán và cả trong quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; hạn chế tối đa bổ sung ngoài dự toán. Quản lý chặt chẽ dự phòng NS, không ứng trước dự toán NS năm sau, trừ trường hợp đặc biệt như thiên tai bão lũ, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh...”

Bà Trịnh Thị Minh Thanh - Giám đốc Sở Tài chính Quảng Ninh

Đỗ Vinh