Trước đó, tháng 9/2020, đã xảy ra vụ án hình sự “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với nhãn hiệu được bảo hộ là BIA SAIGON của SABECO.

Tái diễn hành vi xâm phạm nhãn hiệu BIA SAIGON
Tái diễn hành vi xâm phạm nhãn hiệu BIA SAIGON. Ảnh: CTV

Bị can Lê Đình Trung - Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam và pháp nhân là Công ty cổ phần Tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam (có trụ sở chính tại 264 Lê Thánh Tôn, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh) cùng bị truy tố về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 226 Bộ Luật hình sự do đã thực hiện hành vi giả mạo các nhãn hiệu “BIA SAIGON” và “BIA SAIGON, hình con rồng” đang được bảo hộ và đủ điều kiện coi là nhãn hiệu nổi tiếng của SABECO.

Tái diễn hành vi xâm phạm nhãn hiệu BIA SAIGON

Cách phân biệt bia saigon thật - giả. Ảnh: CTV

Theo đó, tháng 7/2019, Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu kết hợp hình và chữ: “BIA SAIGON VIETNAM và hình khiên đứng hình con rồng” lên Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy chưa nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, ông Trung đã sử dụng nhãn hiệu này để ký hợp đồng với cơ sở sản xuất Bia Biva để sản xuất bia mang nhãn hiệu "BIA SAIGON VIETNAM".

Ngày 23/6/2020, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện hơn 4.700 thùng bia, 116.700 vỏ lon bia và 3.300 vỏ thùng bia mang nhãn hiệu "BIA SAIGON VIETNAM" tại cơ sở sản xuất bia Biva nên tạm giữ số tang vật và chuyển cơ quan công an thụ lý vì có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của SABECO.

Sau thời gian xét xử sơ thẩm, ngày 16/3/2023, Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt Công ty cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam và người đại diện số tiền trị giá 3,7 tỷ đồng với tội danh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm nhãn hiệu Bia Saigon.

Việc giả mạo nhãn hiệu BIA SAIGON có thể khiến doanh thu và thị phần của SABECO ảnh hưởng nghiêm trọng; ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để tạo ra một môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thương hiệu, các cơ quan chức năng cần có các chế tài đủ sức răn đe để xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu của doanh nghiệp.