Thị trường chứng khoán: Điểm số giảm, lực mua yếu vì dòng tiền thận trọng trước áp lực tỷ giá Thị trường chứng khoán: Tâm lý còn dè dặt, VN-Index tăng nhẹ với thanh khoản ít biến động

Tuần giao dịch biến động với nhiều sự kiện quan trọng

Thị trường chứng khoán trong nước trải qua một tuần (4 - 8/11) giao dịch đầy biến động với nhiều sự kiện quan trọng bậc nhất kể từ đầu năm.

Giới đầu tư toàn cầu đổ dồn mọi con mắt vào cuộc bầu cử tổng thống thứ 47 của Mỹ và ngay sau đó là cuộc họp Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ít ngày. Chỉ số VN-Index kết tuần gần như đi ngang tuy nhiên nhà đầu tư lại trải qua những phiên giao dịch giàu cảm xúc. Sự hụt hẫng là thứ gia vị ngay phiên đầu tuần, thị trường bất ngờ giảm hơn 10 điểm và xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.250 điểm.

Không khí ảm đạm dần được thay thế bằng sự hào hứng trong phiên giao dịch ngày 6/11. Sự hưng phấn được đẩy lên cao trào khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đi đến kết quả cuối cùng ông Donald Trump thắng tranh cử.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp phản ứng tích cực nhất với thông tin trên kéo theo phiên giao dịch bùng nổ nhất về điểm số kể từ giữa tháng 9. Tuy nhiên, niềm vui không được kéo dài khi lực cầu bất ngờ hụt hơi trước sức ép của nhóm vốn hóa lớn trong 2 phiên giao dịch cuối tuần và đánh mất thành quả một tuần nỗ lực.

Thị trường chứng khoán tuần qua: Giao dịch giằng co, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 1.252,52 điểm, giảm nhẹ so với phiên cuối tuần trước, với -2,33 điểm (-0,19%). Như vậy, thị trường chỉ giao dịch giằng co đi ngang so với tuần trước khi biến động điểm số không đáng kể.

Thị trường chứng khoán tuần qua có nhịp hồi phục tốt sau khi tiếp cận vùng hỗ trợ 1.244 điểm nhưng mức giảm khá của hai phiên cuối tuần đã thu hẹp đáng kể các nỗ lực trước đó. Nhóm cổ phiếu midcap có mức hồi phục lớn nhất, trong khi đó nhóm cổ phiếu largecap tiếp tục gây thất vọng khi là nguyên nhân chính kéo giảm chỉ số.

Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính vẫn duy trì đà tăng. Theo đó, chỉ số HNX-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 226,88 điểm, tăng +0,65% so với tuần trước; trong khi đó chỉ số UPCoM-Index đạt 92,15 điểm, tăng +0,21 điểm so với tuần trước.

Thanh khoản khớp lệnh tuần qua gần như đi ngang và vẫn còn khoảng cách -19,9% so với mức bình quân 20 tuần giao dịch. Lũy kế đến cuối tuần giao dịch, thanh khoản giao dịch bình quân trên sàn HOSE đạt 516 triệu cổ phiếu giảm 10,21%), tương đương 13.463 tỷ đồng giảm 10,40% về giá trị giao dịch.

Dòng cổ phiếu ngân hàng chịu sức ép rút ròng và tiếp tục có mặt trong top giảm điểm. Ngược lại, nhóm cổ phiếu viễn thông và du lịch giải trí có đà bứt phá tốt. Điểm đáng chú ý trong tuần đến từ nhóm bất động sản khi thu hút dòng tiền với đà tăng mạnh, nhưng cũng nhanh chóng chịu sức ép chốt lời ngay sau đó, cho thấy tâm lý chung vẫn khá thận trọng và dè dặt.

Một số nhóm ngành vẫn có giao dịch tích cực trong tuần qua như: Công nghệ viễn thông (+10,87%), hàng không (+3.87%), dệt may (+2,92%), bất động sản khu công nghiệp (+2,49%),..

Ở chiều ngược lại, áp lực điều chỉnh vẫn phủ bóng lên một số nhóm ngành như hàng tiêu dùng (-4,04%), ngân hàng (-1,54%), bất động sản dân cư (-1,02%)...

Thị trường chứng khoán tuần qua: Giao dịch giằng co, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh

Khối ngoại bán ròng trọn vẹn trong tuần qua với giá trị giao dịch đạt -3,463 tỷ đồng trên sàn HOSE. Tâm điểm bán ròng trong tuần qua là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiêu biểu như: MSN (-768 tỷ đồng), VHM (-732 tỷ đồng), CMG (-275 tỷ đồng)... Ở chiều mua ròng, nhóm nhà đầu tư ngoại gia tăng tỷ trọng một số mã: TCB (+139 tỷ đồng), HPG (+107 tỷ đồng), VND (+73 tỷ đồng)...

Xu hướng tích lũy có thể tiếp diễn

Thị trường chứng khoán trong nước diễn biến giằng co trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới biến động mạnh. Thị trường Mỹ chứng kiến tuần tăng điểm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây sau chiến thắng của Tổng thống Donald Trump tại cuộc bầu cử, giúp tâm lý thị trường toàn cầu khởi sắc, với kỳ vọng về các động thái kích thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thời gian tới.

Tuy nhiên, điều này làm đẩy giá trị đồng USD khiến giá vàng thế giới giảm mạnh. Bên cạnh đó, việc FED hạ lãi suất 0,25% cũng là yếu tố giúp củng cố tâm lý chung.

Thị trường chứng khoán tuần qua: Giao dịch giằng co, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh

Chỉ số CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 2,52% so với cuối năm ngoái và tăng 2,89% so với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản tháng 10/2024 tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 10 tháng đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% (tương ứng tăng 88,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 thặng dư 23,31 tỷ USD, thấp hơn 6% so với con số thặng dư 24,8 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô Việt Nam trong tuần ghi nhận các thông tin tốt khi Ngân hàng Nhà nước liên tục có các động thái bơm ròng thanh khoản (tổng lượng bơm ròng trong tuần đã đạt hơn 86 nghìn tỷ VND) giúp hỗ trợ thanh khoản thị trường, đồng thời chỉ số vĩ mô tháng 10 cho thấy hoạt động kinh doanh và đầu tư tích cực, củng cố kỳ vọng về sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong dài hạn.

Diễn biến của thị trường chứng khoán tuần qua cho thấy xu hướng diễn biến giằng co có thể còn diễn ra trong tuần mới để VN-Index tiếp tục kiểm định mốc 1.250 điểm. Thị trường cần sự hỗ trợ tích cực hơn của dòng tiền trong nước, kết hợp với những chỉ báo rõ ràng hơn để định hình xu hướng mới.

Thị trường chứng khoán tuần qua: Giao dịch giằng co, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh
Thị trường chứng khoán: Giao dịch giằng co, khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh. Ảnh: T.L

Về chiến lược giao dịch, chuyên gia Công ty Chứng khoán kiến thiết Việt Nam (CSI) cho rằng, nhà đầu tư nên duy trì quan điểm thận trọng, nhưng có thể mở vị thế mua thăm dò trong phiên tới khi VN-Index test lại ngưỡng hỗ trợ 1.248 – 1.250 điểm, trong đó ưu tiên các nhóm cổ phiếu đang kỳ vọng được hưởng lợi khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua.

VN-Index đã có 8-9 tháng biến động trong biên độ hẹp. Xu hướng tích lũy kéo dài đến nay chưa xác nhận cải thiện. Trong ngắn hạn, thị trường phân hóa mạnh trong vùng giá cao nhất năm 2023. Đây là vùng giá tương đối hợp lý, mở ra các vị thế mua tích lũy.

Chuyên gia Công ty cổ phần Chứng khoán SHS khuyến nghị, nhà đầu tư cần duy trì tỷ trọng hợp lý, tỷ trọng dưới mức trung bình có thể xem xét, chọn lọc giải ngân các mã cơ bản tốt, có quý III tăng trưởng tốt, kỳ vọng tiếp tục duy trì tăng trưởng trong cuối năm. Tuy nhiên, hạn chế mua đuổi khi VN-Index hướng đến vùng giá quanh 1.270 điểm./.