Cổ phiếu chiết khấu sâu thu hút dòng tiền dài hạn

Có một nguyên tắc trên thị trường là không nên nhìn vào mức độ giảm giá từ đỉnh để cảm nhận sự hấp dẫn về giá. Lý do là có những cổ phiếu có thể giảm 50% - 70% từ đỉnh nhưng vẫn chưa thể xem là hấp dẫn, nếu trước đó đã được đầu cơ tăng 3, 4 lần.

Tuy vậy, đó là quan điểm thường được các nhà đầu cơ vận dụng, nghĩa là phù hợp trong các giao dịch ngắn hạn, không quan tâm nhiều đến yếu tố cơ bản. Ngược lại, các nhà đầu tư dài hạn quan tâm đến mức định giá dựa trên số liệu tài chính, hơn là việc giá đã lao dốc hay tăng bao nhiêu. Nếu triển vọng lợi nhuận tương lai được đảm bảo và việc nắm giữ dài hạn tính bằng nhiều năm sẽ đem lại lợi thế hơn việc lướt sóng.

Thị trường có cơ hội tạo đáy ngày càng cao
Chỉ số VN-Index và tín hiệu kỹ thuật MACD, nhiều tín hiệu kỹ thuật khác cũng đồng thuận khả năng tạo đáy của chỉ số.

Rất nhiều cổ phiếu cơ bản – những doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề dễ dự đoán, không đầu tư dàn trải, mô hình kinh doanh đơn giản – trong nhịp lao dốc vừa qua đã giảm về mức thấp nhất tính bằng năm. Thậm chí khá nhiều cổ phiếu rơi trở lại sát thời điểm Covid-19 bắt đầu hoành hành tại Việt Nam. Rõ ràng nếu khả năng sinh lời của doanh nghiệp vẫn tích cực trong tương lai, nhất là sau khi hết Covid-19, thì giá quay trở lại quá khứ xa như vậy là một món hời trong dài hạn. Nhà đầu cơ có thể lo sợ đủ thứ thông tin trong hiện tại, lo lắng khả năng chọn thời điểm mua quá sớm, nhưng nhà đầu tư dài hạn thì không, vì giá lên xuống trong ngắn hạn không phải là mối bận tâm của họ.

Hai tuần phục hồi vừa qua, thị trường đón nhận dòng tiền còn nhỏ, có nét thận trọng rất cao. Hiếm có phiên giao dịch nào tăng bùng nổ và nhà đầu tư đuổi giá lên cao. Tuy nhiên, mỗi khi thị trường lùi lại điều chỉnh theo phiên hoặc theo nhịp trong phiên, đều xuất hiện lực mua nâng đỡ giá. Đó là tín hiệu thường thấy của dòng tiền dài hạn chọn mua theo từng mức giá. Mặt khác, xét theo tỷ lệ tăng/giảm giá cổ phiếu hàng ngày, vẫn có cả trăm mã hoặc nhiều hơn giảm giá. Nói cách khác, hiện tượng phân hóa vẫn đang diễn ra mặt dù thị trường tăng nhìn trên chỉ số đại diện là VN-Index. Điều này cũng có nghĩa là dòng tiền chọn lọc cơ hội cụ thể, thay vì một trào lưu mua vào bất kể cổ phiếu.

Tuần tạo đáy từ 16 - 20/5, mức giao dịch khớp lệnh trung bình mỗi ngày trên HoSE và HNX chỉ là 14.183 tỷ đồng, với phiên thấp nhất chỉ hơn 13 ngàn tỷ đồng. Tuần qua thanh khoản bắt đầu cải thiện, mức trung bình nâng lên 15.292 tỷ đồng/phiên, tăng 7,8% với phiên thấp nhất là 13,7 ngàn tỷ đồng và phiên cao nhất trên 17,8 ngàn tỷ đồng. Rõ ràng so với mức giao dịch bình quân trên 20 ngàn tỷ trước đó, thậm chí có tuần trung bình vượt 30 ngàn tỷ đồng/phiên, hai tuần qua có mức thanh khoản khá nhỏ. Mức thanh khoản đó chỉ hé lộ sự thận trọng của dòng tiền đầu cơ, cũng như lực mua chậm rãi của dòng tiền dài hạn.

Nhiều yếu tố tích cực hội tụ

Ngoài tính hấp dẫn riêng của nhiều cổ phiếu cơ bản giảm quá sâu trong khi triển vọng kinh doanh vẫn tốt, thị trường tuần qua cũng có yếu tố hỗ trợ tốt trong bối cảnh lớn.

Đầu tiên là tính thời điểm của chứng khoán toàn cầu, nhất là chứng khoán Mỹ, cũng đang trong giai đoạn tạo đáy. Chỉ số S&P500 sau khi rơi xuống sát ngưỡng 3.800 điểm, tương đương thời điểm đầu năm 2021, thì cũng bắt đầu phục hồi mạnh. Các thông tin vĩ mô như FED tăng lãi suất được phản ánh mạnh mẽ vào nhịp giảm gần 16% chỉ trong vòng 2 tháng. Tuần qua chỉ số này tăng 6,6%, xác lập tuần tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 11/2020.

Thứ hai, rất nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn trong chỉ số VN-Index đã giảm đến ngưỡng khó giảm thêm, tức là tạo một nền tảng về kỹ thuật ủng hộ chỉ số này tạo đáy. VN-Index phụ thuộc rất lớn vào nhóm cổ phiếu trụ như: VIC, VHM, VCB, VNM, GAS, CTG, TCB, BID... nên khi các cổ phiếu này đón nhận được dòng tiền dài hạn vào nâng đỡ và tạo đáy, thì VN-Index cũng có xác suất rất cao cũng tạo đáy. Điều này củng cố niềm tin rằng sẽ có những cổ phiếu dừng giảm, dù số khác vẫn có thể lao dốc nữa, nhất là các mã đầu cơ không có yếu tố lợi nhuận doanh nghiệp củng cố.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 27/5

Giá đóng

cửa

ngày 20/5

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 27/5

Giá đóng

cửa

ngày 20/5

Mức

tăng

(%)

ROS

3.9

4.8

-18.75

ANV

50.8

40.85

24.36

HAI

3

3.58

-16.2

FRT

132.8

108.5

22.4

PXS

5.11

5.9

-13.39

IDI

23.55

19.4

21.39

FLC

5.97

6.72

-11.16

VMD

29

23.95

21.09

ABR

19.5

21.6

-9.72

FTM

3.5

2.91

20.27

TTE

16.85

18.6

-9.41

LGL

6.96

5.9

17.97

DTT

11.55

12.5

-7.6

REE

89.6

76.2

17.59

ST8

16.3

17.6

-7.39

DGW

127

108

17.59

PTC

14.7

15.8

-6.96

ACL

26.7

22.85

16.85

SMA

9.96

10.7

-6.92

PET

41.2

35.4

16.38

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 27/5

Giá đóng

cửa

ngày 20/5

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 27/5

Giá đóng

cửa

ngày 20/5

Mức

tăng

(%)

KDM

20.7

24.9

-16.87

SDU

23.6

18.8

25.53

SDN

46.1

53.6

-13.99

MAC

9

7.3

23.29

CMS

14.9

17

-12.35

BST

19.5

16

21.88

C92

5.6

6.3

-11.11

VTL

13.4

11.1

20.72

VE3

10.2

11.4

-10.53

AMV

10.7

8.9

20.22

L35

5.5

6.1

-9.84

TTL

17.3

14.4

20.14

PIC

12.1

13.4

-9.7

TAR

27.5

23.9

15.06

CET

6.6

7.3

-9.59

CTP

6.3

5.6

12.5

L61

8.3

9.1

-8.79

CMC

10.5

9.4

11.7

DNP

20.1

22

-8.64

BTS

9.9

8.9

11.24

Thứ ba, những nhóm cổ phiếu dẫn dắt đều có được thông tin hỗ trợ tốt. Lấy ví dụ cổ phiếu ngân hàng, nỗi lo về trái phiếu, nợ xấu phần nào được giải tỏa từ chính sách. Kinh tế hồi phục và tăng trưởng, dư nợ tín dụng tăng nhanh hơn áp lực tăng lãi suất huy động. Hay như cổ phiếu dầu khí, phân bón, hóa chất... có được sức hấp dẫn nhờ giá dầu tiếp tục tăng cao...

Mức tăng gần 103 điểm của VN-Index trong hai tuần qua thì khoảng 45 điểm đến từ 10 cổ phiếu là MSN, VCB, GAS, BID, FPT, GVR, MWG, CTG, MBB và VNM. Có thể thấy các cổ phiếu tài chính, bán lẻ đóng vai trò lớn. Đó là những mã dễ dự đoán kết quả kinh doanh và có triển vọng đảm bảo lợi nhuận tương lai một cách chắc chắn.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

16.5.2022

15,221.0

1,261.0

1,117.7

17.5.2022

14,735.4

1,505.0

1,550.5

18.5.2022

14,657.5

1,632.3

1,405.1

19.5.2022

13,253.1

1,086.4

1,211.7

20.5.2022

13,048.7

779.0

1,197.9

23.5.2022

13,676.5

759.8

1,235.6

24.5.2022

13,726.6

1,179.1

979.1

25.5.2022

17,811.5

991.3

962.1

26.5.2022

14,538.8

959.6

1,241.1

27.5.2022

16,704.9

1,086.2

1,027.7