Trung Quốc gặp gỡ nhà đầu tư, giảm thuế để vực dậy thị trường chứng khoán
Chứng khoán Trung Quốc giảm sâu do kinh tế phục hồi chậm chạp và những bất ổn trên thị trường bất động sản. Ảnh: Reuters

Cổ phiếu vẫn tiếp đà giảm

Chứng khoán Trung Quốc tiếp đà giảm vào ngày 25/8 với chỉ số cổ phiếu CSI 300 ở Thượng Hải và Thâm Quyến giảm tới 0,7%, kéo dài mức sụt giảm của tháng này lên 7,7% và khiến chỉ số này trở thành một trong những chỉ số có thành quả tệ nhất thế giới trong năm nay.

Thước đo quan trọng của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông đã giảm tới 1,4%. Tin tức về các chính sách thế chấp hỗ trợ nhiều hơn đã nhanh chóng nâng các chỉ số trước khi mức tăng bị xóa bỏ trong vòng 30 phút.

Cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc có kế hoạch triệu tập một cuộc họp với một số nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới vào ngày 25/8, nỗ lực mới nhất nhằm củng cố niềm tin sau một đợt rút vốn kỷ lục của các quỹ nước ngoài.

Fang Xinghai - Phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc, sẽ chủ trì cuộc họp dự kiến ​​diễn ra tại Hồng Kông. Fidelity International Ltd. và Goldman Sachs Group Inc. nằm trong số những nhà đầu tư được mời.

Trước đó, ngày 24/8, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã tổ chức một cuộc hội thảo với các giám đốc điều hành của quỹ hưu trí quốc gia, các ngân hàng lớn và các công ty bảo hiểm để yêu cầu họ tăng cường hỗ trợ thị trường. Sự thờ ơ của thị trường không hẳn là điều đáng ngạc nhiên, vì các cơ quan quản lý đã tổ chức các cuộc họp tương tự thường xuyên trong quá khứ và chúng hiếm khi có tác động đáng kể.

Li Fuwen - nhà quản lý quỹ tại Guangdong Value Forest Private Securities Investment Management, cho biết: “Thị trường ít nhạy cảm hơn với tin tức ở giai đoạn hiện tại. Điều quan trọng lúc này là để cho đà giảm đó kết thúc một cách tự nhiên vì các chính sách đã chuyển sang hỗ trợ nhưng sẽ phải mất thời gian để việc bán khống cạn kiệt”.

Nhiều hỗ trợ chính sách hơn đã được công bố vào ngày 25/8, hãng tin Tân Hoa Xã chính thức đưa tin về việc nới lỏng hơn nữa các chính sách thế chấp. Fang Xinghai - Phó chủ tịch CSRC, sẽ tổ chức một cuộc họp với một số nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới tại Hồng Kông, trong nỗ lực mới nhất nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường. Một số nguồn tin cho biết Fidelity International Ltd. và Goldman Sachs Group Inc. nằm trong số những nhà đầu tư được mời.

Theo tuyên bố của CSRC, đại diện của các tổ chức tài chính tham gia cam kết sẽ giúp ổn định thị trường chứng khoán và thúc đẩy phát triển kinh tế. Các ngân hàng và công ty bảo hiểm tham dự không được nêu tên. Cuộc họp cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập cơ chế đánh giá với khung thời gian ít nhất là 3 năm, cũng như tăng quy mô và tỷ trọng đầu tư vốn cổ phần.

Giải phóng sức mua, đề xuất giảm thuế để vực dậy niềm tin

Gần đây, Trung Quốc đã thực hiện một loạt bước đi nhằm nâng cao niềm tin của nhà đầu tư, từ việc hướng dẫn các quỹ tương hỗ mua sản phẩm của chính họ và tránh bán phá giá cổ phiếu, cũng như yêu cầu các công ty đẩy mạnh việc mua lại cổ phiếu. Cuộc họp của CSRC cũng trùng hợp với thông báo được đưa ra ngày 24/8 của một số công ty môi giới về việc cắt giảm phí giao dịch cổ phiếu.

Trung Quốc gặp gỡ nhà đầu tư, giảm thuế để vực dậy thị trường chứng khoán
Các quỹ nước ngoài đã bán 1,8 tỷ Nhân dân tệ (247 triệu USD) cổ phiếu vào sáng 25/8, sau một thời gian gián đoạn ngắn trong phiên trước. Ảnh: Reuters

Tân Hoa Xã dẫn lời các nhà hoạch định chính sách cho biết, Trung Quốc hiện cũng đang đề xuất chính quyền địa phương có thể loại bỏ quy định loại bỏ những người đã từng thế chấp, ngay cả khi đã hoàn trả đầy đủ, khỏi bị coi là người mua nhà lần đầu ở các thành phố lớn.

Steven Leung - giám đốc điều hành tại Uob Kay Hian Hong Kong cho biết, động thái mới nhất “sẽ giải phóng sức mua nhưng vẫn tập trung vào vấn đề nợ hiện tại của các nhà phát triển” .

Dữ liệu chính thức cho thấy, doanh thu tài chính của Trung Quốc đạt tổng cộng 20,37 nghìn tỷ Nhân dân tệ (3,02 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái, với 276 tỷ Nhân dân tệ hay 1,35% đóng góp từ thuế chuyển nhượng đối với các giao dịch chứng khoán.

Các nhà chức trách đã tổ chức các cuộc họp tương tự với các tổ chức tài chính, đặc biệt là vào thời điểm thị trường suy yếu, bao gồm một cuộc họp với các nhà quản lý quỹ tư nhân vào tuần trước và một cuộc họp khác trước đó với các nhà quản lý tài sản nước ngoài. Cơ quan quản lý cũng đã họp với quỹ hưu trí và các ngân hàng lớn vào tháng 4 năm ngoái trong bối cảnh hỗn loạn, ngay sau đó CSI 300 mất thêm 5,7% trước khi chạm đáy.

Các quỹ nước ngoài đã rút khỏi thị trường đại lục, rút ​​số tiền tương đương 10,7 tỷ USD trong 13 ngày tính đến ngày 23/8, theo dữ liệu của Bloomberg. Các quỹ cũng đã bán thêm 1,8 tỷ Nhân dân tệ (247 triệu USD) cổ phiếu vào sáng 25/8, sau một thời gian gián đoạn ngắn trong phiên trước.

Tuyên bố cho biết CSRC sẽ nghiên cứu các đề xuất của các tổ chức nhằm tăng cường hỗ trợ và tạo điều kiện cho các quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm và quỹ quản lý tài sản của ngân hàng tham gia thị trường trong dài hạn.

Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Reuters đưa tin Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm tới 50% thuế chuyển nhượng đối với giao dịch chứng khoán, trong nỗ lực tiếp theo nhằm vực dậy thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn của đất nước.

Các nguồn tin cho biết, các cơ quan quản lý Trung Quốc bao gồm Bộ Tài chính, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Nhà nước, đã đệ trình dự thảo đề xuất lên chính phủ vào đầu tháng này, đồng thời cho biết thêm quyết định có thể sẽ được đưa ra và công bố trong vài ngày tới. Mức đề xuất giảm từ 20% hoặc 50% thuế chuyển nhượng 0,1% hiện tại đối với giao dịch chứng khoán, đây sẽ là lần cắt giảm đầu tiên kể từ năm 2008.

Đề xuất cắt giảm được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố vào cuối tháng 7 sẽ tiếp thêm sinh lực cho thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới, vốn đang chao đảo khi những dấu hiệu phục hồi kinh tế của đất nước và những tai ương trên thị trường bất động sản ngày càng sâu sắc.

Các nhà phân tích tại công ty môi giới Topsperity Securities cho biết: “Việc cắt giảm thuế chuyển nhượng (đối với giao dịch chứng khoán) có thể giúp giảm chi phí đầu tư và thúc đẩy hoạt động giao dịch. So với các biện pháp chính sách trước đây, việc cắt giảm thuế có thể có tác động mạnh mẽ hơn trong việc khôi phục niềm tin của nhà đầu tư".