Xác định đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 là một giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt và đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ phân bổ vốn, thực hiện và giải ngân vốn.

Vĩnh Phúc xếp thứ 12 cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư cao
Công chức Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện rà soát số liệu thanh toán vốn trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: CTV

Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành 5 chỉ thị, tổ chức hàng chục cuộc họp cấp tỉnh và ban hành hàng trăm văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công.

Theo thông tin từ Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc, tổng vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh đã giao chi tiết tính đến nay là hơn 11 nghìn tỷ đồng (chưa bao gồm số vốn kế hoạch năm 2022 kéo dài sang năm 2023). Tính đến hết ngày 30/9/2023, toàn tỉnh giải ngân được trên 5.900 tỷ đồng, bằng 49% so với tổng kế hoạch vốn toàn tỉnh và bằng 77% so với kế hoạch vốn Trung ương giao, đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2022 (38,8%).

Mới đây, Tổ kiểm tra của Bộ Tài chính cũng đã có buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về công tác tạm ứng hợp đồng và thu hồi tạm ứng hợp đồng quản lý, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.

Tổ kiểm tra đã đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01/NQ-CP, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/6/2023, Công điện số 749/CĐ-TTg ngày 18/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Các huyện, thành phố có tỷ lệ giải ngân trên 50% gồm: huyện Tam Đảo, huyện Tam Dương, thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023, phấn đấu giải ngân đạt 95-100% kế hoạch vốn giao, trong những tháng cuối năm, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, ban quản lý dự án, UBND cấp huyện, thành phố, chủ đầu tư trong việc hoàn thành nhiệm vụ.

Đồng thời, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các ban dự án tỉnh, các huyện, thành phố tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thẩm định, xác định giá đất cụ thể cho từng dự án; tập trung giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án; rà soát tình hình, khả năng giải ngân của từng dự án. Đề xuất điều chuyển vốn đầu tư công giữa các dự án để đảm bảo giải ngân hết số vốn được giao…

Mới đây, Tổ kiểm tra của Bộ Tài chính cũng đã có buổi làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc về công tác tạm ứng hợp đồng và thu hồi tạm ứng hợp đồng quản lý, giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.

Với mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 đạt 95 - 100% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, Tổ kiểm tra của Bộ Tài chính đã đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01/NQ-CP, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/6/2023, Công điện số 749/CĐ-TTg ngày 18/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với những dự án có số giải ngân đạt thấp dưới 20%, Tổ kiểm tra của Bộ Tài chính đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai của các dự án cũng như tiến độ giải ngân. Trường hợp không có khả năng giải ngân, đề nghị tỉnh thực hiện điều chuyển vốn cho dự án khác có khả năng giải ngân tốt hơn./.