Theo đó, bà Nguyễn Thị Tuyết, vợ ông Đỗ Xuân Chiều - thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) POM, đăng ký bán hết 8,1 triệu cổ phiếu POM, từ ngày 23/2 đến ngày 22/3. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh.

Trên thị trường, giá cổ phiếu POM bất ngờ tăng lên 5.440 đồng/cổ phiếu. Tạm chiếu theo mức giá này ước tính, bà Tuyết sẽ thu về hơn 44 tỷ đồng từ việc thoái vốn.

Ngày 1/3 tới đây, POM sẽ tổ chức họp bất thường để phê duyệt tăng vốn đầu tư thực tế cho dự án lò cao từ 4.975 tỷ đồng (năm 2020) lên 5.880 tỷ đồng và POM cũng hy vọng cổ đông thông qua tổng vốn đầu tư thực tế của lò cao là hơn 5.880 tỷ đồng nhằm POM hoàn thành các thủ tục của dự án.

Vợ thành viên Hội đồng quản trị POM đăng ký bán hết hơn 8 triệu cổ phiếu
Ảnh minh họa

Mới đây, HĐQT POM thông qua việc tạm dừng triển khai kế hoạch chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản. Đặc biệt việc tạm dừng kế hoạch này trước thềm đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.

Theo kế hoạch ban đầu, Pomina sẽ phát hành riêng lẻ hơn 70 triệu cổ phiếu (hơn 20% vốn điều lệ) cho hãng thép Nhật Bản với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền huy động 700 tỷ đồng.

Bên cạnh phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Pomina cũng dự tính chuyển nhượng một phần vốn tại Công ty TNHH Pomina 3, đồng thời vay vốn tại ngân hàng BIDV với hạn mức tín dụng hơn 699 tỷ đồng. Với số tiền thu về, Pomina sẽ khởi động lại lò cao và tái cấu trúc để tăng năng lực tài chính cho công ty và kỳ vọng phục hồi trong thời gian tới.

Trước đó, vào ngày 2/2/2024, HOSE gửi công văn nhắc nhở đến POM về việc nếu tổ chức niêm yết chậm nộp Báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm trong 3 năm liên tiếp sẽ bị hủy niêm yết. Do đó, HOSE lưu ý cổ phiếu POM có thể sẽ bị hủy niêm yết nếu công ty tiếp tục chậm nộp BCTC kiếm toán năm 2023 (tức BCTC kiểm toán phải nộp trước ngày 1/4/2024)./.