Hơn 1.300 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu HoSE

Trong khi thị trường vẫn lình xình và thanh khoản thấp, cổ phiếu ít biến động, thay đổi bất ngờ là nhà đầu tư nước ngoài đang đảo chiều mua ròng trở lại. Điều này là đặc biệt, vì suốt từ đầu tháng 6 khối này chủ đạo là bán ròng liên miên, chỉ thỉnh thoảng xen kẽ phiên mua ròng.

Hôm nay tổng giá trị mua ròng ở HoSE đạt 377,7 tỷ đồng, cộng với khoảng 959 tỷ đồng trong hai phiên vừa qua, mức mua ròng chỉ trong 3 ngày lên tới 1.336 tỷ đồng.

Vốn ngoại mua ròng liên tiếp, VN-Index vẫn lỡ cơ hội bùng nổ
GAS tăng tốt trong ngắn hạn thì bị bán chốt lời là bình thường.

Lực mua này thực ra cũng không phải là lớn, vì bình quân khối này giao dịch mua cũng chỉ chiếm dưới 10% thị trường. Hôm nay khối ngoại mua vào rất khá các mã dầu khí, mà tiêu biểu là GAS với gần 73 tỷ đồng ròng, BSR với 32,2 tỷ ròng. Dĩ nhiên khi có lực mua tốt, giá cổ phiếu dễ tăng hơn nhưng không phải lúc nào cũng vậy. GAS đóng cửa tăng 3,55% nhờ 64% khối lượng giao dịch thuộc về lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài. BSR tăng 2,04% nhưng khối này chỉ chiếm 10% giao dịch.

Ngược lại, như MWG, trạng thái ngoại mua, nội bán và kết quả nghiêng về phía bán. MWG đóng cửa vẫn tăng giá 0,62% với lượng mua từ tài khoản ngoại chiếm 59%. Thế nhưng nếu nhìn từ biên độ trượt giá trong phiên thì 71% lượng bán đến nhà đầu tư trong nước lại có ảnh hưởng rất lớn. MWG tăng mạnh nhất lúc 2h, trên tham chiếu tới 4,21%, nhưng cuối ngày chỉ còn tăng 0,62%. Điều này đồng nghĩa là lực bán đã khiến giá lao dốc tới 3,44% từ đỉnh của phiên. Nhà đầu tư trong nước là đối tượng xả chính.

Suốt từ đầu tháng 6 khối này chủ đạo là bán ròng liên miên, chỉ thỉnh thoảng xen kẽ phiên mua ròng.

Ngoài GAS, BSR, MWG, vốn ngoại hôm nay còn mua ròng khá nhiều GEX, TPB, VCB, STB, LPB, CTG, FPT... Riêng các cổ phiếu trong nhóm VN30 đã được khối ngoại mua ròng 329,1 tỷ đồng. Thậm chí, tổng giá trị giải ngân với các cổ phiếu trong nhóm này lên tới 779,6 tỷ đồng, chiếm 22,3% giá trị giao dịch cả rổ. Với thị phần lớn như vậy nhưng nhóm VN30 vẫn khá yếu, khi chỉ còn 7 mã tăng nhưng tới 22 mã giảm. Rõ ràng không phải lực cầu ngoại có thể thay đổi được trạng thái giá vì 87% tổng quy mô giao dịch là nhà đầu tư trong nước bán ra.

Nhu cầu chốt lời gia tăng

Với lực bán vượt trội từ phía nhà đầu tư trong nước, thị trường hôm nay chịu sức ép khá lớn, đặc biệt là các mã vốn hóa hàng đầu. Đơn cử như trường hợp của GAS, giá tăng hơn 15% trong 12 phiên gần nhất nên ngay cả khi vốn ngoại lao vào mua đẩy giá lên, nhà đầu tư trong nước vẫn xả hàng chốt lời.

Khi VN-Index tăng chưa được 2% mà cổ phiếu tăng 15-20%, nhà đầu tư rất khó kiềm chế được. Ngay cả khi đó thật sự là những cổ phiếu chất lượng cao thì nhu cầu lướt sóng vẫn có.

Nhiều cổ phiếu quay đầu giảm giá hôm nay cũng đã có nhịp tăng khá tốt vừa qua, dẫn đến nhu cầu hiện thực hóa lợi nhuận. Đây là một thời điểm trùng hợp với việc VN-Index thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý 1200 điểm. Không chắc đây là quan hệ nguyên nhân – kết quả hay không, vì phần lớn cổ phiếu đã tăng giá ngược dòng thời gian qua thì đều mạnh hơn VN-Index.

Vốn ngoại mua ròng liên tiếp, VN-Index vẫn lỡ cơ hội bùng nổ
VIC kiềm chế VN-Index ở mốc 1200 điểm hôm nay nhưng không liên quan gì đến tương quan với chỉ số vì giá đã giảm từ lâu.

Việc chỉ số không vượt được mốc 1200 điểm hoàn toàn do ảnh hưởng của các cổ phiếu vốn hóa lớn, mà số này không nhiều. VIC là tiêu biểu, khi giá giảm 2,92%, BID giảm 2,74%, HPG giảm 2,2%, CTG giảm 2,18%, VNM giảm 1,64%. Các mã này bị ép giá cuối phiên và cũng không liên quan nhiều đến việc VN-Index có chạm mốc 1.200 điểm hay không. Giá tăng tốt thì nhà đầu tư bán ra là điều bình thường.

Nhu cầu chốt lời gia tăng là phù hợp với diễn biến tăng giá ngắn hạn của cổ phiếu. Dù rất nhiều các phân tích về đầu tư dài hạn với mức giá hiện tại, nhưng quan điểm ngắn hạn vẫn đang chiếm ưu thế. Khi VN-Index tăng chưa được 2% mà cổ phiếu tăng 15-20%, nhà đầu tư rất khó kiềm chế được. Ngay cả khi đó thật sự là những cổ phiếu chất lượng cao thì nhu cầu lướt sóng vẫn có.

Vốn ngoại mua ròng liên tiếp, VN-Index vẫn lỡ cơ hội bùng nổ

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

9.786 đồng (-12%)

448,4 triệu (-10%)

1.660 tỷ đồng (0%)

60 triệu (-4%)