Theo đó, Hội đồng quản trị VPG thông qua hợp đồng bán than nhiệt giữa Liên danh Công ty cổ phần khoáng sản Danka, Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát, Suek AG và Ban quản lý Dự án điện lực dầu khí Sông Hậu.

VPG: Tham gia hợp đồng giá trị lớn gấp gần 28 lần vốn điều lệ
VPG: Công ty vốn hơn 400 tỷ đồng tham gia hợp đồng gần 12 nghìn tỷ đồng. Ảnh: T.L
Vietnam Post bán xong hơn 18 triệu cổ phiếu PTI, thu về hơn 1.400 tỷ đồng Khải Hoàn Land (KHG): Khối vốn lớn nhiều nghìn tỷ đồng “đọng” trong các đối tác

Giá trị hợp đồng là hơn 11.965 nghìn tỷ đồng. Số tiền này theo đó có giá trị lớn gấp gần 28 lần so với vốn điều lệ (431 tỷ đồng) của Việt Phát. Nếu so với vốn chủ sở hữu 913 tỷ đồng của công ty này, giá trị hợp đồng nêu trên lớn gấp tới 13 lần.

Trong hợp đồng này, Việt Phát sẽ phải có phương án mua than nhiệt với giá trị tạm tính là 178,5 triệu USD để có hàng đáp ứng hợp đồng bán ra. Số tiền này tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng Việt Nam, lớn gấp gần 9,3 lần so với vốn điều lệ và gấp 4,4 lần so với vốn chủ sở hữu của công ty.

Theo báo cáo tài chính năm 2021 đã kiểm toán của Việt Phát, công ty có 2.384 tỷ đồng tổng tài sản, trong đó tài sản ngắn hạn là 2.153 tỷ đồng.

Công ty có 748 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, 640 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, gần 728 tỷ đồng hàng tồn kho.

Vừa qua, VPG cũng có phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2022 để trình Đại hội đồng cổ đông thường niên với doanh thu dự kiến năm 2022 là 8.621 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 280 tỷ đồng./.