NHNN cho biết, để tạo nguồn lực, xã hội hóa hoạt động thanh toán, thời gian qua (từ năm 2014 đến cuối năm 2023), NHNN đã cho phép thực hiện thí điểm 3 mô hình dịch vụ thanh toán tại một số tổ chức tài chính.

Xây dựng thông tư về hoạt động đại lý thanh toán
NHNN xây dựng thông tư về hoạt động đại lý thanh toán. Ảnh: T.L
Xây dựng các quy định hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán VNBA thảo luận các nội dung hoàn thiện pháp lý cho hoạt động bao thanh toán

Đó là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) và Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Trong đó, các tổ chức không phải là ngân hàng (gồm Viettel, M_Service, Petrolimex) - đóng vai trò là đối tác, là “cánh tay nối dài” của ngân hàng, dựa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thông và mạng lưới. Việc triển khai các mô hình thí điểm này góp phần thúc đẩy dịch vụ thanh toán ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa cũng như góp phần phổ cập tài chính (Financial Inclusion) nói chung.

Dựa trên các nhu cầu và hoạt động thực tiễn đã triển khai, dự thảo thông tư được xây dựng với quan điểm chủ đạo phù hợp với các căn cứ pháp lý hiện hành (Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024), Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nội dung dự thảo thông tư cũng trên cơ sở vận dụng các kinh nghiệm quốc tế về giao đại lý thanh toán phù hợp với nền tảng pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển lĩnh vực thanh toán, công nghệ thông tin và viễn thông hiện nay./.