Gỡ rào cản về cơ chế thanh toán để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Chứng khoán hôm nay (7/11): VN-Index giảm điểm sau phiên bùng nổ, NVL và nhóm Viettel đi ngược Kinh tế vĩ mô đang mở ra nhiều động lực cho sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán

Chứng khoán tiếp tục giảm

Sau nhịp chững lại hôm qua, chứng khoán mở cửa phiên hôm nay ở trạng thái tích cực hơn, nhờ thông tin Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất.

Fed thông báo giảm lãi suất lần thứ hai trong năm nay, với mức 25 điểm cơ bản (0,25%). Quan chức Fed nhận định thị trường việc làm tại Mỹ đã bớt thắt chặt và lạm phát đang hướng về mục tiêu 2%. "Hoạt động kinh tế tăng trưởng với tốc độ ổn định" - Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đánh giá.

Biến động tiêu cực diễn ra mạnh hơn vào cuối phiên khi lực mua yếu hơn hẳn áp lực bán ra. Hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản và ngân hàng - hai nhóm cổ phiếu trụ của thị trường - chìm trong sắc đỏ, tạo áp lực lên chỉ số.

Thị trường, vì thế, biến động có phần tích cực hơn, với sắc xanh chiếm ưu thế sau ATO (At the Opening). Tuy nhiên, tương tự như phiên trước, đà tăng của chỉ số không duy trì được lâu. Sự thận trọng của dòng tiền trong khi lực bán tăng dần khiến chỉ số quay đầu giảm. Tâm lý nhà đầu tư nghiêng về hướng thận trọng bất chấp những thông tin hỗ trợ xuất hiện, chủ yếu do dòng tiền lớn gần như “mất hút”.

Biến động tiêu cực diễn ra mạnh hơn vào cuối phiên khi lực mua yếu hơn hẳn áp lực bán ra. Hàng loạt các cổ phiếu thuộc nhóm bất động sản và ngân hàng - hai nhóm cổ phiếu trụ của thị trường - chìm trong sắc đỏ, tạo áp lực lên chỉ số.

Diễn biến VN-Index phiên giao dịch 8/11.
Diễn biến VN-Index phiên giao dịch 8/11.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 7,19 điểm (-0,57%) xuống 1.252,56 điểm. Toàn sàn HoSE chỉ có 125 mã tăng, trong khi có đến 254 mã giảm và 62 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,61 điểm (-0,27%) xuống 226,88 điểm, với 66 mã tăng, 98 mã giảm và 52 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,17 điểm (-0,18%) xuống 92,15 điểm.

Thanh khoản có phần cải thiện những vẫn ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch đạt 555,5 triệu cổ phiếu (tăng 11,3%), với quy mô 13.911 tỷ đồng (tăng 11,5%). Trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.351 tỷ đồng.

Giá trị giao dịch trên sàn HNX và UPCoM đạt lần lượt 1.236 tỷ đồng (tăng 71%) và 525 tỷ đồng (tăng 50%), do có giao dịch thỏa thuận cổ phiếu SHS với tổng quy mô 336 tỷ đồng.

Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng và “họ” Vingroup bị bán mạnh

Tác động tiêu cực nhất tới chỉ số ở phiên hôm nay thuộc về các nhóm cổ phiếu trụ, như các mã nhóm Vingroup, cổ phiếu bất động sản và ngân hàng.

Trong nhóm VN30, VHM giảm gần 3,4%. Tính đến ngày 7/11, Vinhomes đã mua lại hơn 110 triệu cổ phiếu, chiếm gần 30% khối lượng đăng ký, với tổng giá trị khoảng 4.757 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VIC cũng giảm 1,56% còn VRE mất 0,55%.

Chứng khoán hôm nay (8/11): Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng 'đỏ lửa', VN-Index tiếp tục giảm điểm
Ảnh: TL minh hoạ.

Sắc đỏ cũng chiếm phần lớn nhóm ngân hàng. Loạt cổ phiếu VPB, TCB, ACB, MBB, VIB, CTG, TPB, VCB, EIB, OCB, LPB cùng giảm trên dưới 1%. Biên độ giảm không quá sâu nhưng với vốn hóa lớn, nhiều mã trong nhóm này góp mặt trong danh sách cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực tới VN-Index.

Với nhóm bất động sản, các cổ phiếu được chú ý như DXG, DIG, PDR, NTL… đều lùi về dưới tham chiếu, trong đó, DXG giảm 3,3%, DIG cũng mất gần 1,9%, PDR giảm 1,6%...

Nhóm khu công nghiệp có sự phân hóa mạnh khi SZC, DTD, SIP… đều tăng giá tốt. SZC tăng đến 2,8%, DTD tăng 2,6%. Ở hướng ngược lại, GVR giảm 1,35%, BCM mất 1,2.

Một số cổ phiếu thuộc nhóm xuất khẩu như dệt may, thủy sản… biến động tích cực. MSH tăng 4%, TNG tăng 1,2%, VHC tăng 2,9%, ANV tăng 1,96%.

Nhóm cổ phiếu họ Viettel tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư khi VTP tăng đến 6,5% lên 108.700 đồng, VGI tăng 7,4%, CTR tăng 2,4%./.

Khối ngoại tiếp tục nới rộng đà bán ròng với quy mô hơn 1.100 tỷ đồng trên HoSE trong phiên 8/11. Trong đó, nhóm này bán ròng mạnh nhất mã CMG, với 178 tỷ đồng. Các mã như VHM, MSN, MWG… đều ở nhóm bị bán ròng mạnh. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng mạnh nhất với HPG (42 tỷ đồng). FPT và SZC được mua ròng lần lượt 20 tỷ đồng và 15 tỷ đồng./.