Chứng khoán ngày 17/7: Dòng tiền vẫn cuồn cuộn, VN-Index đang tiến sát mốc lịch sử Chứng khoán ngày 18/7: Rung lắc xuất hiện nhưng khó “cản bước” VN-Index tiến về đỉnh lịch sử |
VN-Index giảm hơn 12 điểm
Thị trường chứng khoán hôm nay thêm một lần nữa VN-Index chinh phục mốc 1.500 điểm bất thành. VN-Index trong phiên sáng giao dịch tích cực, VN-Index có thời điểm lên cao nhất gần 1.512 điểm nhưng đến cuối phiên chiều, áp lực chốt lời tăng mạnh góp phần kéo VN-Index giảm điểm. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm -12,23 điểm, về mức 1.485,05 điểm.
![]() |
Diễn biến VN-Index trong phiên giao dịch ngày 19/7. |
Các cổ phiếu hỗ trợ cho VN-Index phiên này có: VPB (+1,86), HVN (+1,15), LPB (+0,65), HPG (+0,55), GEX (+0,45)... Chiều ngược lại, các cổ phiếu giảm điểm trong phiên hôm nay gồm: VIC (-6,03), VHM (-3,72), TCB (-1,31), VCB (-1,17), GEE (- 0,68). |
Độ rộng của thị trường hôm nay tiêu cực hơn khi số cổ phiếu giảm giá nhiều hơn số cổ phiếu tăng giá. Thống kê trên sàn HOSE, hôm nay có 118 mã tăng giá, có 49 mã giữ giá tham chiếu nhưng có tới 203 mã giảm giá.
Lực cầu yếu đi khiến độ mở thị trường bao trùm bởi sắc đỏ với 13/21 nhóm ngành giảm điểm. Phân bón, hàng không và thép là ba nhóm ngành tăng điểm mạnh nhất. Ở chiều ngược lại, bất động sản, thực phẩm tiêu dùng và chứng khoán là ba nhóm ngành chịu áp lực điều chỉnh mạnh nhất.
Trong phiên hôm nay, chỉ số VN30 cũng giảm -15,85 điểm, về mức 1.628,06 điểm. Trong rổ VN30, số cổ phiếu giảm chiếm phần lớn với 17 mã giảm, 1 mã giữ giá tham chiếu và chỉ có 12 mã tăng giá.
Thị trường có phiên giảm điểm mạnh với thanh khoản khớp lệnh duy trì ở mức cao, +28,9% so với mức bình quân 20 phiên. Lũy kế đến cuối phiên giao dịch, thanh khoản trên sàn HSX đạt 1.476 triệu cổ phiếu (-1,30%), tương đương giá trị đạt 35.499 tỷ đồng (-1,37%).
Trên sàn Hà Nội, hai chỉ số chính cũng giảm điểm. Trong đó, chỉ số HNX-Index giảm -1,98 điểm về mức 245,79 điểm; chỉ số UPCoM-Index giảm -0,47 điểm về mức 104,27 điểm.
Trước bối cảnh đó, giao dịch khối ngoại trở thành điểm cộng khi trở lại mua ròng 134 tỷ đồng phiên hôm nay. Trên HOSE, khối ngoại mua ròng xấp xỉ 181 tỷ đồng. Chiều mua, cổ phiếu VPB được khối ngoại rót ròng mạnh nhất 221 tỷ đồng. Theo sau loạt cổ phiếu bluechips được mua ròng hàng chục tỷ đồng bao gồm: VIC (74 tỷ đồng); SSI (69 tỷ đồng). Đồng thời, NVL và SHB cũng được cũng được khối ngoại mua ròng 65-66 tỷ đồng phiên hôm nay. Ngược chiều, VCB và FPT là 2 mã bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất toàn thị trường với giá trị lần lượt 147 tỷ và 143 tỷ đồng. VIX, VCI và GMD cũng nằm top bán ròng phiên nay với giá trị từ 56 tỷ tới 86 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại cũng mua ròng khoảng 14 tỷ đồng.
Cần thời gian để tích lũy thêm động lực
Trái ngược hoàn toàn với gap tăng được mở ra và sắc xanh trong phiên sáng, diễn biến trong phiên chiều kém khả quan hơn với việc lượng cung có dấu hiệu xuất hiện mạnh mẽ hơn khi thị trường trải qua giai đoạn tăng thốc mà chưa có nhịp điều chỉnh nào đáng kể. Tâm điểm giao dịch thuộc về ‘ngôi sao sáng’ ngành ngân hàng – VPB và mức tăng trần của mã cổ phiếu HVN giúp đóng góp nhiều cho chỉ số chung. Ở chiều ngược lại, nhịp bán mạnh của bộ đôi VIC và VHM khiến thị trường giảm điểm chỉ trong 10 phút giao dịch cuối phiên.
VIC là cổ phiếu ảnh hưởng nhất, lúc 2h25 cổ phiếu này còn ở mức tham chiếu 119.000 đồng thì chỉ 5 phút sau đó đã rơi thẳng xuống giá sàn, giảm 6,97%. VHM trong cùng thời điểm cũng biến động mạnh khoảng -1,92%. TCB đóng cửa cũng biến động -1,12%. Khi VN-Index đột ngột mất điểm nhanh, tâm lý nhà đầu tư cũng dao động theo, rất nhiều cổ phiếu cùng hạ giá trong ít phút cuối phiên này.
![]() |
Chứng khoán ngày 21/7: Chinh phục mốc 1.500 điểm bất thành, Vn-Index quay đầu giảm điểm. Ảnh: T.L |
May mắn là trong top 10 vốn hóa vẫn còn CTG tăng 0,33%, HPG tăng 1,16%, VPB tăng 4,45% và FPT tăng 0,64%. Các mã này cũng giảm nhẹ so với mức tăng trước đó, nhưng mức độ không nhiều. Ảnh hưởng lớn nhất tới chỉ số vẫn là VIC, VHM và TCB, khiến VN-Index mất 11,5 điểm.
Trên sàn HOSE có khoảng 20 cổ phiếu giảm quá 2% với thanh khoản trên trăm tỷ đồng. Cả bluechips lẫn midcap như TCB, MSN, VHM, VIC lẫn VCI, DIG, DXG, VND, CII, NVL… đều có mặt trong nhóm này. Tính riêng nhóm cổ phiếu giảm từ 1% trở lên đã chiếm 42,4% tổng giá trị khớp lệnh sàn HOSE. Điều này phản rõ nét sức ép bán ra ở các mức giá giảm sâu.
Ở phía tăng giá, cổ phiếu SHB ghi nhận nhiều diễn biến tích cực. SHB kết phiên ở 14.600 đồng/cổ phiếu, tăng 3%, trong TOP2 cổ phiếu tăng mạnh nhất nhóm VN30 và nhóm ngân hàng. Thanh khoản tiếp tục dẫn đầu thị trường, đồng thời ghi nhận thêm 1 phiên giao dịch trên 100 triệu cổ phiếu. Như vậy tính từ đầu năm, SHB có 11 phiên giao dịch trên 100 triệu đơn vị, trở thành cổ phiếu có thanh khoản đứng đầu VN30 và ngành ngân hàng. Khối ngoại mua ròng hơn 4 triệu cổ phiếu. Ngoài ra, trên sàn HOSE có 69 cổ phiếu còn tăng từ 1% trở lên trong tổng số 118 mã xanh, một số cổ phiếu tăng giá tốt như VPB, HPG, SHB, VIX, GEX, EVF, DPM, VSC, VIB, DCM….
Thị trường mở cửa trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay khá tích cực khi VN-Index tăng 11 điểm tiến tới mốc 1.512 điểm, sát ngưỡng kháng cự 1.515 điểm. Tại mốc này áp lực chốt lời có dấu hiệu gia tăng và càng giao dịch về cuối phiên thì càng lớn. Kết phiên, VN-Index giảm điểm khá với thanh khoản ở mốc cao, đánh mất mốc tâm lý 1.500 điểm. Khối lượng khớp lệnh phiên hôm nay chỉ giảm nhẹ so với phiên trước và vẫn cao hơn (+2,9%) so với mức bình quân 20 phiên cho thấy áp lực bán đang chiếm ưu thế hơn./.
Các chuyên gia đánh giá, phiên giảm hôm nay là tín hiệu đầu tiên cho thấy đà tăng của Vn-Index có dấu hiệu chững lại và khả năng cao sẽ có nhịp chỉnh sau quá trình tăng mạnh 5 tuần trước đó. Áp lực bán sẽ lớn và VN-Index cần điều chỉnh về vùng cân bằng sau quá trình tăng nóng để tích lũy thêm động lực sau đó mới quay lại xu hướng tích cực. Vì vậy nhà đầu tư hạn chế việc bắt đáy và tranh thủ nhịp hồi của thị trường chung để giảm thêm tỷ trọng cổ phiếu. |