Nếu tính về thời gian của nhịp điều chỉnh thì thực sự rất ngắn, cường độ cũng không phải là mạnh. Tuy nhiên việc nhìn chỉ số VN-Index đã không phản ánh đúng mức độ điều chỉnh thật sự.

Nhịp điều chỉnh hiện tại nên nhìn từ chỉ số VN30-Index hơn là VN-Index, vì bản chất điều chỉnh là tại nhóm blue-chips. Ở chỉ số VN-Index, đỉnh cao nhất tính theo giá đóng cửa là 1979,79 điểm của phiên ngày 17/12, tức là theo chỉ số này thì nhịp giảm mới kéo dài 5 phiên. Thậm chí nếu tính theo đỉnh ngắn hạn gần nhất thì là mức 1489,05 điểm của ngày 22/12, tức là điều chỉnh mới 2 phiên. Biên độ tối đa của nhịp điều chỉnh khoảng 2,8%.

Tuy nhiên ở VN30-Index thì đỉnh cao nhất của nhịp nảy từ đáy đầu tháng 12 là 1533,23 điểm ngày 10/12, tức là nhịp điều chỉnh đã kéo dài 10 phiên. Biên độ giảm tối đa 4,1%. Chỉ số VN30-Index thậm chí giảm thấp nhất ngày 23/12 đã quay lại sát đáy đầu tháng 12. Nói cách khác, chỉ số này đã kiểm định lại đáy ngắn hạn, dù VN-Index điều chỉnh tối đa mới xấp xỉ 50% của nhịp tăng từ đáy ngày 6/12.

Chứng khoán tuần: Điều chỉnh đã kết thúc?
VN30 điều chỉnh rõ hơn nhiều so với VN-Index, do nhịp điều chỉnh này hoàn toàn do blue-chips quyết định.

Trong khi các blue-chips điều chỉnh khá rõ thì các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn tăng mạnh mẽ. Hiện tượng đi ngược thị trường ở các cổ phiếu ngoài blue-chips đã khiến VN-Index không thật sự giảm nhiều. Thậm chí chỉ số Midcap tuần qua vẫn tăng 1,64%, Smallcap tăng 0,95%. Ngay trong nhóm VN30, vẫn có vài mã không điều chỉnh theo xu hướng chung của nhóm blue-chips, như MSN tuần qua tăng 8,6%.

Nhìn sâu hơn vào nhịp điều chỉnh ở blue-chips, các cổ phiếu giảm nhiều nhất là cổ phiếu tài chính (ngân hàng, chứng khoán), dầu khí, thép, nhóm Vin (VIC, VHM) và các trụ khác như VNM, SAB. Đây toàn là các cổ phiếu có khả năng điều tiết chỉ số VN-Index và VN30-Index. Do đó, các chỉ số tuần qua biến động thế nào chỉ là biểu hiện của bản chất điều chỉnh ở các cổ phiếu nói trên. Điều đó nghĩa là đánh giá chỉ số phải nhìn vào biến động giá của nhóm cổ phiếu lớn đang “điều tiết” các chỉ số giảm.

Chứng khoán tuần: Điều chỉnh đã kết thúc?
VN-Index có thể đã kết thúc sóng giảm ngắn hạn trong sóng tăng 5 vẫn đang diễn ra.

Nếu nhìn từ quan điểm “ngược” này thì chỉ số sẽ khó lòng giảm thêm nữa khi chính các cổ phiếu điều tiết không giảm. Nhóm ngân hàng sụt giảm đã nhiều tuần nay, ví dụ VPB bước vào xu hướng giảm từ ngày 29/11, TCB, HDB, CTG, MBB giảm từ ngày 25/11, VCB giảm từ 26/11, BID giảm từ 14/12... Mức điều chỉnh lớn ở nhóm này chính là lý do VN30-Index giảm tới mức quay lại đáy cũ. Mặt khác, giảm nhiều thì nhanh tới vùng hỗ trợ, cổ phiếu ngân hàng hầu hết đã trở lại mặt bằng tích lũy ở các đáy kéo dài từ tháng 6 năm nay. Nếu các cổ phiếu ngân hàng đã chạm đáy và dừng giảm thêm, các chỉ số sẽ khó lòng rơi thêm nữa.

Nhóm cổ phiếu thép với đại diện tiêu biểu là HPG cũng đã giảm từ 29/10, tức là tới 8 tuần. SAB giảm từ 11/11 tức là 7 tuần. VNM cũng giảm từ đầu tháng 11. Các cổ phiếu này cũng đang chạm tới vùng đáy cũ.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/12

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/12

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Mức

tăng

(%)

CEE

16.9

19.7

-14.21

TTE

16.05

11.5

39.57

TGG

20.4

23.6

-13.56

TVS

67

49.85

34.4

VGC

53.5

61.5

-13.01

HAR

14

11.05

26.7

CIG

13.3

15.2

-12.5

LCM

8.6

6.9

24.64

DCL

39.3

44.8

-12.28

SAM

26.7

21.6

23.61

TCO

21.5

24.25

-11.34

HNG

12.55

10.4

20.67

HDC

93

104.8

-11.26

LDG

19.7

16.35

20.49

FTS

55.6

62.5

-11.04

EIB

31.2

26

20

STG

28

31.3

-10.54

ST8

13.8

11.5

20

TNH

56.6

63

-10.16

LGL

13.9

11.6

19.83

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/12

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 24/12

Giá đóng

cửa

ngày 17/12

Mức

tăng

(%)

IDJ

39.7

51

-22.16

SDU

18

12.7

41.73

APS

31.9

39

-18.21

VC1

22.9

17.4

31.61

CMS

28.5

34.8

-18.1

HEV

28.5

21.7

31.34

IDC

71.4

86.8

-17.74

LUT

9.4

7.3

28.77

TC6

10.3

12.2

-15.57

DST

12.4

10

24

API

67

78.9

-15.08

GKM

43.3

35.7

21.29

SDA

34

39.1

-13.04

SD6

9.5

8

18.75

PSC

14.1

16

-11.87

SVN

8.8

7.5

17.33

L14

250

283.1

-11.69

ALT

20.1

17.2

16.86

TA9

13.2

14.8

-10.81

SD4

9.3

8

16.25

Ẩn số chỉ còn ở VIC và VHM, những mã vốn hóa lớn giảm chậm hơn. VIC đóng cửa tuần qua tại 96.500 đồng trong khi vùng tích lũy tháng 10-11 ở quanh 94.000 -92.000 đồng. Nếu VIC không trụ lại được ở vùng này thì đáy ngắn hạn ở quanh 86.000 đồng. VHM đang đứng giá 82.900 đồng trong khi đáy ngắn hạn khoảng 80.000 đồng hoặc đáy sâu hơn trong khoảng 77.000 – 78.000 đồng. Nói cách khác, VN-Index hay VN30-Index sẽ phụ thuộc vào VIC và VHM nhiều hơn. Nếu các mã này chỉ điều chỉnh nhẹ đến ngưỡng hỗ trợ gần nhất thì khả năng rất cao các chỉ số cũng không giảm thêm.

Về mặt kỹ thuật lẫn cơ cấu của các chỉ số, nhóm blue-chips đang có yếu tố hỗ trợ ngắn hạn ở quanh vùng đáy cũ. Nếu thuần túy nhìn vào yếu tố kỹ thuật, khả năng cao là các chỉ số VN-Index và VN30-Index đã điều chỉnh tới ngưỡng có khả năng kết thúc giảm. Tuy nhiên thời điểm hiện tại là tuần cuối tháng 12, khi các công ty chứng khoán thu hồi margin, ngân hàng hạn chế cho vay thì dòng tiền vào thị trường có thể không dồi dào như trước. Do vậy kịch bản khả dĩ nhất là VN-Index và VN30-Index không điều chỉnh sâu thêm nhưng chuyển trạng thái đi ngang lình xình biên độ hẹp để chờ thời điểm thuận lợi hơn về dòng tiền.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

13.12.2021

26,505.5

1,243.6

1,186.5

14.12.2021

28,225.2

974.5

1,844.5

15.12.2021

26,541.0

773.1

1,072.0

16.12.2021

28,341.4

1,122.7

1,434.5

17.12.2021

35,820.6

3,209.3

3,908.9

20.12.2021

30,011.7

890.7

856.4

21.12.2021

30,137.4

1,032.3

1,233.1

22.12.2021

35,841.4

1,137.6

1,291.8

23.12.2021

42,382.9

1,017.5

1,895.1

24.12.2021

27,040.8

884.6

1,095.9