VN-Index có tuần giảm điểm đầu tiên kể từ khi mùa báo cáo tài chính quý III khởi động. Chỉ số để mất 3,46 điểm hay 0,2% trong tuần qua, chủ yếu dưới ảnh hưởng giảm giá của nhóm cổ phiếu blue-chips. VN30-Index thậm chí còn giảm 1,1% trong tuần.

Có tới 21/30 cổ phiếu trong rổ VN30 giảm giá tuần qua khiến rổ cổ phiếu này tệ nhất sàn HoSE. Trong khi đó rổ Midcap chỉ có 27/70 cổ phiếu giảm giá, rổ Smallcap có 76/190 cổ phiếu giảm giá.

Đây là một diễn biến có phần bất ngờ, vì trong mùa báo cáo lợi nhuận, các blue-chips thường công bố sớm và có kết quả tốt. Do đó nhóm này dễ hút được dòng tiền và tăng giá. Blue-chips sẽ khởi tạo và dẫn dắt sóng tăng và chỉ đến cuối sóng với xuất hiện phong trào tăng giá ở các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Năm nay tình hình không mấy thuận lợi cho các blue-chips, không hẳn vì kết quả kinh doanh xấu, mà vì không hấp dẫn được dòng tiền. Hai nhóm cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng đều quay đầu sụt giảm liên tục sau khi có báo cáo lợi nhuận quý III. Những mã giảm tiêu biểu là SSI trong 10 phiên gần nhất "bốc hơi" 6,44% giá trị; HCM 3 phiên cuối tuần qua giảm 3,72%; VCI 3 phiên giảm 4,62%. Cổ phiếu ngân hàng thì 20/27 mã thuộc cả 3 sàn giảm giá, bất kể là đều có lợi nhuận ấn tượng.

Chứng khoán tuần: Thất vọng với phản ứng về kết quả kinh doanh quý 3
Diễn biến giao dịch VN-Index tuần qua

Nhóm cổ phiếu blue-chips giảm giá là nguyên nhân dẫn tới VN-Index “vô lực”. Trong 21 mã thuộc VN30 giảm giá, có những mã lớn mất khá nhiều điểm như VCB giảm 2,28%, SAB giảm 3,87%, MWG giảm 3,63%, CTG giảm 3,26%, HPG giảm 1,05%. VHM, MSN, VIC, VPB, BID, TCB cũng giảm giá. Nhóm tăng về trụ chỉ có GAS tăng 0,09%, GVR tăng 0,26%, VNM tăng 0,56%.

Về mặt điểm số, VN30-Index mất 16,13 điểm thì FPT, MWG, HPG, ACB, HDB làm mất tới trên 9 điểm. Đối với VN-Index, lực đỡ hoàn toàn phụ thuộc vào các mã vốn hóa hạn chế như PDR, DIG, NLG, OCB.

Về mặt dòng tiền, hiện tượng suy yếu về giá trị giao dịch không rõ ràng, nhưng tỷ trọng của rổ VN30 thì đang giảm nhanh. Chẳng hạn, tuần qua mức giao dịch khớp lệnh bình quân của nhóm VN30 vẫn đạt 7.831 tỷ đồng/phiên, tương đương tuần trước đó. Nhìn chung trong 4 tuần trở lại giao dịch ở nhóm này vẫn trên 7.000 tỷ đồng/ngày. Tuy nhiên tỷ trọng giao dịch của rổ VN30 trên tổng sàn HoSE lại giảm dần từ 44%, xuống 41,5%, 39% và tuần qua chỉ còn 38,4%.

Điều đó có nghĩa là dù giao dịch tuyệt đối ở các blue-chips không giảm nhiều, nhưng thanh khoản chung lại tăng lên nhờ các nhóm cổ phiếu khác, khiến thị phần giảm xuống. Có thể kết luận dù dòng tiền không rời bỏ nhóm blue-chips một cách rõ rệt, nhưng chắc chắn nhóm này không thu hút thêm được.

Nét mới trong mùa báo cáo tài chính quý III năm nay là dòng tiền ưu tiên đầu cơ nhiều hơn. Các mã vốn hóa nhỏ được ưa chuộng hơn và giá diễn biến cũng tốt, mặc dù không phải nhóm cổ phiếu nào cũng được hỗ trợ từ yếu tố cơ bản. Những cổ phiếu như FTM, HCD, DC4, SAM tăng trưởng rất mạnh từ 25% tới trên 31% chỉ trong vòng 1 tuần.

Tính theo giá trị khớp lệnh tuần, nhóm Smallcap tuần qua xuýt soát ngưỡng kỷ lục với trung bình 4.031 tỷ đồng/ngày, trong khi giai đoạn từ tháng 7/2021 trở về trước đều không quá ngưỡng 2 nghìn tỷ/ngày.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 22/10

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 22/10

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Mức

tăng

(%)

CSV

44.6

50.5

-11.68

FTM

5.53

4.21

31.35

CMV

13.2

14.85

-11.11

HCD

13.55

10.5

29.05

TGG

27.15

30.35

-10.54

DC4

18.6

14.8

25.68

ELC

27.4

30.2

-9.27

SAM

18.15

14.55

24.74

DRH

19

20.9

-9.09

PXI

4.41

3.58

23.18

ASP

13.55

14.85

-8.75

VAF

15.9

13

22.31

UIC

55.1

60

-8.17

TNI

5.29

4.36

21.33

RIC

19.15

20.8

-7.93

SMA

11.5

9.5

21.05

CNG

35

38

-7.89

SVC

98

81

20.99

ABS

19.2

20.7

-7.25

VRC

16.75

13.85

20.94

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 22/10

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 22/10

Giá đóng

cửa

ngày 15/10

Mức

tăng

(%)

DAD

22

25

-12

MCO

7.2

4.6

56.52

AAV

26.5

29.9

-11.37

PDB

22.5

15.2

48.03

NSH

17

18.9

-10.05

PSW

22.5

15.2

48.03

HHC

71.2

79.1

-9.99

ICG

13.3

9.1

46.15

SGC

70.2

77.9

-9.88

LCS

6.1

4.2

45.24

HPM

10.4

11.5

-9.57

PSE

23.8

16.5

44.24

TST

9.5

10.5

-9.52

NFC

17.5

12.2

43.44

TTT

46.5

51

-8.82

VE8

12.4

8.7

42.53

BPC

11.5

12.6

-8.73

SD9

13.3

9.7

37.11

SIC

15.7

17.2

-8.72

PCE

29.2

22.5

29.78

Động lực tăng giá ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ chưa bao giờ là sức mạnh của VN-Index. Lấy ví dụ như PDR tuần qua tăng 8,4%, DIG tăng 13,9% là hai mã có ảnh hưởng nhất tới VN-Index thì cũng chỉ đem lại chừng 1,7 điểm cho chỉ số này. Trong khi đó riêng VCB giảm 2,28% đã khiến VN-Index mất gần 2,1 điểm. Đây là lý do rõ ràng cho việc đi ngang của chỉ số này và cơ hội tạo đỉnh cao lịch sử mới là rất thấp.

Vấn đề còn lại là nhà đầu tư có để tâm tới câu chuyện xu hướng chung trên thị trường hay không? Rõ ràng nếu nắm giữ các blue-chips VN30, mức sinh lời trong thời gian qua là quá thấp. Trong khi đó các mã đầu cơ đem lại lợi nhuận tốt hơn nhiều. Điều này khiến sức hấp dẫn của dòng tiền đã thay đổi. Nhà đầu tư quan tâm đầu cơ cổ phiếu cụ thể, có câu chuyện, hơn là việc VN-Index diễn tiến như thế nào.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

11.10.2021

22,826.5

1,328.1

843.3

12.10.2021

22,717.9

1,075.6

1,395.8

13.10.2021

19,387.5

768.6

300.1

14.10.2021

23,078.5

1,356.0

2,060.5

15.10.2021

23,024.2

1,166.6

1,107.1

18.10.2021

25,217.7

993.4

1,618.9

19.10.2021

20,590.3

1,116.0

592.0

20.10.2021

23,722.5

863.9

2,322.5

21.10.2021

22,172.5

917.1

1,781.0

22.10.2021

22,804.0

814.9

1,126.7