Kết quả kinh doanh phân hóa, các blue-chips vẫn có lãi

Tính đến cuối tuần qua, khoảng 780 công ty đã có báo cáo tài chính quý 2. Theo thống kê của VNDS, tổng doanh thu và lợi nhuận của các công ty này tăng 16,9%, lợi nhuận tăng 9,4% so với cùng kỳ 2021. Trong đó nhóm công ty có vốn hóa từ 10 ngàn tỷ đồng trở lên đạt tăng trưởng doanh thu 6% nhưng lợi nhuận tăng 20,9%.

Mạch kết quả kinh doanh sắp kết thúc và đây là những thông tin hỗ trợ tốt nhất trong ngắn hạn. Thị trường đã không phản ứng thật sự tốt trong giai đoạn công bố số liệu, nhưng đó biết đâu lại là yếu tố bất ngờ.

Cuối tuần, loạt công ty lớn cũng đã đưa ra số liệu kết quả kinh doanh quý 2/2022. Vinamilk báo lợi nhuận thuần quý 2/2022 đạt 2.601 tỷ đồng, giảm 25,9% so với cùng kỳ, doanh thu giảm 5%. GAS doanh thu tăng 22%, lợi nhuận gấp 2,2 lần cùng kỳ. VIC nhờ doanh thu hoạt động tài chính nên lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 3.191 tỷ đồng trong quý 2, tăng 120% so với cùng kỳ. VHM cũng có doanh thu hoạt động tài chính mạnh mẽ nhưng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ chỉ đạt 509 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ.

Nhìn chung việc các doanh nghiệp lớn nhất thị trường báo cáo kết quả kinh doanh không thật sự tích cực có khiến thị trường thất vọng hay không là câu hỏi khó. Đơn giản vì trước khi có báo cáo, cổ phiếu đã chiết khấu mạnh cho những yếu tố làm sụt giảm doanh thu, lợi nhuận. Chẳng hạn VIC trong tháng 6 và tháng 7 đã giảm 19,3% giá trị, VHM giảm 14,8%... Nếu thị trường cho rằng mức điều chỉnh như vậy đã phản ánh đủ rủi ro được biết thì giá sẽ được hỗ trợ nhất định. Ngược lại, nếu thị trường vẫn thất vọng, giá cổ phiếu vẫn có thể chiết khấu nữa.

Kết quả kinh doanh phân hóa quá mạnh trong quý 2 vừa qua, từ cả góc độ lỗ/lãi, tới việc lãi ít hay lãi nhiều và cách thức doanh nghiệp đạt được lợi nhuận có từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hay không. Mùa báo cáo lợi nhuận năm nay phân hóa mạnh là do các yếu tố ảnh hưởng mới xuất hiện, chẳng hạn giá xăng dầu tăng rất cao ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của toàn bộ doanh nghiệp. Mặt khác là con số lợi nhuận không còn được so sánh với nền thấp cùng kỳ như quý 1/2022 hay các quý năm 2021.

Dồn dập kết quả kinh doanh, VN-Index có vào sóng mới?
Chỉ số VN30-Index lại thể hiện mức độ tiến triển chậm hơn nhiều so với VN-Index.

Mạch kết quả kinh doanh sắp kết thúc và đây là những thông tin hỗ trợ tốt nhất trong ngắn hạn. Thị trường đã không phản ứng thật sự tốt trong giai đoạn công bố số liệu, nhưng đó biết đâu lại là yếu tố bất ngờ. Bình thường nhà đầu tư sẽ săn lùng cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt từ sớm, nên khi công bố giá cổ phiếu đã lên cao. Lần này biên độ tăng ở cổ phiếu chưa nhiều, thậm chí là không tăng, nên việc lợi nhuận vẫn tăng trưởng sẽ phản ánh muộn vào định giá thị trường. Điều này giúp về tổng thể, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang rất hấp dẫn.

Triển vọng phục hồi

Thị trường tuần qua đã trải qua hai sự kiện quan trọng nhất trong ngắn hạn: Thứ nhất là đợt tăng lãi suất tháng 7 của FED và thứ hai là các báo cáo lợi nhuận quý 2 của các blue-chips. Vì vậy tuần tới thị trường sẽ phải có những phản ứng rõ rệt hơn.

Kịch bản khả dĩ nhất là các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục gây sức ép lên chỉ số, ngăn một cơ hội bùng nổ mạnh mẽ đối với VN-Index. Trong khi đó các cổ phiếu cơ bản khác có lợi nhuận quý 2 tốt sẽ tăng mạnh hơn.

Suốt cả tháng 7, VN-Index chỉ tăng 0,7%, giá trị khớp lệnh cổ phiếu sàn HoSE đạt 216.566 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Tuy nhiên chỉ số này đã không thể giảm sâu thêm nữa và mức định giá P/E đang xuống dưới 12,5 lần khi cập nhật thêm số liệu quý 2/2022. Điều này mở ra triển vọng phục hồi.

Một điều khó dự đoán như mới nói ở trên, là thị trường sẽ phản ứng thế nào với số kết quả kinh doanh không được “đẹp” lắm ở các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường. VN-Index cuối tuần qua mất điểm chỉ vì VIC sụt giảm mạnh 4,5%. Tuy biến động này không phải đến từ số liệu lợi nhuận quý 2 mà do các ETF giao dịch cùng lúc, nhưng điều đó cũng thể hiện khả năng tác động về mặt điểm số.

Dồn dập kết quả kinh doanh, VN-Index có vào sóng mới?
Giá trị khớp lệnh cổ phiếu trên sàn HoSE tính theo tháng.

Kịch bản khả dĩ nhất là các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục gây sức ép lên chỉ số, ngăn một cơ hội bùng nổ mạnh mẽ đối với VN-Index. Trong khi đó các cổ phiếu cơ bản khác có lợi nhuận quý 2 tốt sẽ tăng mạnh hơn. Vì vậy khả năng lợi nhuận trong kịch bản phục hồi không nên được đo đếm bằng mức tăng của VN-Index, mà ở khả năng lựa chọn cổ phiếu nào mạnh hơn.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Giá đóng

cửa

ngày 22/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Giá đóng

cửa

ngày 22/7

Mức

tăng

(%)

RIC

12.6

14.4

-12.5

NVT

14.1

11.5

22.61

SVI

71

80

-11.25

VNS

15.2

12.5

21.6

DBC

23.8

26.4

-9.85

PTC

12.5

10.6

17.92

CTF

20.35

22.4

-9.15

BRC

15

12.9

16.28

DGC

89.3

98.2

-9.06

HUB

27.85

24.35

14.37

ACL

18.75

20.5

-8.54

CLW

34.65

30.7

12.87

HCD

8.25

9

-8.33

DXG

24.8

22

12.73

FMC

49.7

54

-7.96

DSN

53.2

47.35

12.35

VSH

39.3

42.55

-7.64

HAX

21.15

18.85

12.2

NKG

17.8

19.25

-7.53

VFG

55.9

49.95

11.91

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Giá đóng

cửa

ngày 22/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Giá đóng

cửa

ngày 22/7

Mức

tăng

(%)

APP

6.5

8.4

-22.62

CLM

89.3

55.6

60.61

MHL

6.7

8.4

-20.24

TTT

68.6

47

45.96

SJE

29.4

36.8

-20.11

VTH

9

6.36

41.43

CMS

14.1

17.1

-17.54

VXB

11

8.9

23.6

C92

3.7

4.4

-15.91

TMB

24.2

20

21

LUT

4.3

5

-14

BST

18.2

15.2

19.74

DNM

25.1

29.1

-13.75

TTZ

3.6

3.1

16.13

PJC

23

26.5

-13.21

UNI

16.8

14.5

15.86

CKV

22

25

-12

TJC

18.7

16.2

15.43

KSQ

3.6

4

-10

PBP

14.8

13

13.85

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

18.7.2022

11,240.0

527.3

637.1

19.7.2022

10,850.5

500.5

803.5

20.7.2022

14,607.0

807.9

617.7

21.7.2022

12,277.2

927.4

564.1

22.7.2022

10,946.0

814.4

464.4

25.7.2022

9,952.7

598.7

448.0

26.7.2022

8,851.4

396.9

339.9

27.7.2022

8,877.2

383.2

386.3

28.7.2022

15,684.2

872.7

536.2

29.7.2022

14,141.4

1,010.0

592.4