Tổng thanh khoản cao nhất 8 tuần

Thay đổi lớn nhất trong tuần giao dịch vừa qua không phải đến từ chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tục ở VN-Index, mà đến từ thanh khoản. Đà tăng của chỉ số hay giá cổ phiếu dĩ nhiên là quan trọng, nhưng thanh khoản trong một xu hướng tăng mới là điều quyết định.

Thị trường hay giá cổ phiếu hoàn toàn có thể tăng với mức thanh khoản rất thấp, nhưng xu hướng tăng đó sẽ không được đảm bảo. Đến một ngưỡng nào đó nhà đầu tư ngắn hạn sẽ chốt lời và nếu không có dòng tiền tiếp tục mua, giá sẽ nhanh chóng quay đầu. Mặt khác, thanh khoản nhiều hay ít cũng thể hiện sự hào hứng của nhà đầu tư, điều mà thị trường không có được trong ba lần chạm đáy trong vòng 3 tháng qua.

Dòng tiền đang trở lại, khối ngoại mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp
Thanh khoản của VN-Index tại đáy rất thấp và đang tăng dần lên.

Thanh khoản trên cả 3 sàn bao gồm HoSE, HNX và UpCOM (khớp lệnh lẫn thỏa thuận) chạm đáy vào tuần đầu tiên của tháng 7 với mức 65.358 tỷ đồng, tức là trung bình mỗi phiên trong tuần giao dịch 13.072 tỷ đồng. Nếu phải nhắc lại thì tuần đầu tiên của tháng 7 chính là thời điểm VN-Index chạm đáy lần thứ 3, thậm chí còn dưới đáy một chút.

Từ đáy thanh khoản này, giao dịch sôi động dần lên, thị trường có 4 tuần tăng trưởng thanh khoản liên tiếp và đến tuần vừa qua, tổng giao dịch 3 sàn đạt 96.321 tỷ đồng, tương đương trung bình 19.264 tỷ đồng/phiên. Đây là mức thanh khoản cao nhất trong vòng 8 tuần gần nhất.

Đối với giao dịch khớp lệnh của HoSE và HNX, tuần qua cũng là mức đỉnh của 8 tuần gần nhất, với trung bình 16.578 tỷ đồng/phiên. Hai sàn này cũng chạm đáy thanh khoản trong tuần đầu tiên của tháng 7, với trung bình 10.839 tỷ đồng/phiên.

Thanh khoản nhiều hay ít cũng thể hiện sự hào hứng của nhà đầu tư, điều mà thị trường không có được trong ba lần chạm đáy trong vòng 3 tháng qua.

Như vậy, dù tính theo tổng thanh khoản (cả thỏa thuận) hay riêng khớp lệnh hai sàn giao dịch chính, mức bùng nổ thanh khoản so với đáy cũng khá ấn tượng: tăng 53% (khớp lệnh) và 60% (tổng giao dịch). Mặc dù xét về con số tuyệt đối, mức giao dịch trung bình còn dưới 20 ngàn tỷ đồng/phiên trong tuần là không quá lớn. Tuy nhiên có lẽ thời điểm hiện tại chỉ nên nhìn vào con số thay đổi tăng trưởng, vì mỗi bối cảnh dòng tiền trên thị trường lại khác nhau. Giai đoạn lao dốc tháng 4 tới tháng 6 vừa qua khiến nhà đầu tư thiệt hại quá nhiều, dòng tiền bị rút bớt khỏi thị trường sau các vụ phạm tội hình sự, kỷ luật, cũng như các doanh nghiệp cần vốn sản xuất. Nhà đầu tư cá nhân thì tháng 7 vừa qua ghi nhận mức mở tài khoản mới thấp đột biến.

Sóng tăng ngắn hạn

Với chuỗi 4 tuần tăng liên tục, VN-Index đã xác lập xu hướng tăng rõ ràng và giờ không còn ai nghi ngờ về xu hướng nữa. Đó cũng là lý do khiến thanh khoản gia tăng liên tục những tuần qua. Khi đã có một xu hướng tăng, việc còn lại của nhà đầu tư là chọn cổ phiếu để kiếm lời.

Trong bối cảnh FED tăng lãi suất, đã có nhiều ý kiến lo ngại dòng vốn đầu tư FII sẽ chảy ngược, nhưng thực tế lại cho thấy hành động trái ngược.

Trong 23 phiên gần nhất kể từ khi chạm đáy, VN-Index tăng 8,97%, gần như toàn bộ cổ phiếu trong chỉ số này cũng tăng (328 mã), trong đó 41 mã tăng trên 30%, 57 mã tăng từ 20% đến 30%, 180 mã tăng trong khoảng 10% đến 20%. Như vậy khoảng 63% số cổ phiếu tăng giá cùng chiều với VN-Index có biên độ tăng tốt hơn chỉ số này một cách rõ nét.

Tỷ lệ này cũng là một chỉ báo xác nhận xu hướng tăng của thị trường bên cạnh biên độ đi lên của chỉ số đại diện là VN-Index.

Dòng tiền đang trở lại, khối ngoại mua ròng tuần thứ 3 liên tiếp
Xu hướng tăng của thị trường không tương đồng với diễn biến của cổ phiếu rất lớn là VIC.

Từ góc độ giao dịch của khối ngoại, xu hướng tăng hiện tại cũng đang được củng cố từ quan điểm của dòng vốn này. Khối này đã quay lại mua ròng trong 3 tuần liên tiếp. Thậm chí, nhìn dài hơn, dường như dòng vốn này đã bắt đáy từ sớm. Thống kê từ đầu tháng 6 đến nay với 10 tuần giao dịch thì có tới 7 tuần là khối ngoại mua ròng cổ phiếu trên sàn HoSE. Tính chung lượng vốn bỏ ròng vào cổ phiếu sàn này từ đầu tháng 6 tới nay đạt 5.280,3 tỷ đồng. Trong bối cảnh FED tăng lãi suất, đã có nhiều ý kiến lo ngại dòng vốn đầu tư FII sẽ chảy ngược, nhưng thực tế lại cho thấy hành động trái ngược.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 5/8

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 5/8

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Mức

tăng

(%)

SVC

95.9

106.8

-10.21

ITC

14

11.1

26.13

TCR

4.83

5.14

-6.03

PTL

5.62

4.5

24.89

STG

27.2

28.85

-5.72

TVB

8.8

7.06

24.65

TMT

20.8

22

-5.45

TGG

6.64

5.35

24.11

DRL

64.5

68

-5.15

APG

8.26

6.66

24.02

GDT

41.8

44

-5

DAT

20.55

16.8

22.32

PAC

34.2

36

-5

HSG

20.5

16.95

20.94

SGN

71.5

75

-4.67

TTB

5.3

4.41

20.18

BTT

45.15

47.25

-4.44

CTS

22

18.5

18.92

SGT

26.9

28.1

-4.27

DC4

10.6

8.94

18.57

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 5/8

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 5/8

Giá đóng

cửa

ngày 29/7

Mức

tăng

(%)

SDU

24.2

33.3

-27.33

THS

25.6

16.5

55.15

VTH

7.1

9

-21.11

VC9

13.1

9.6

36.46

KHS

18.7

22.8

-17.98

VC3

46

35.67

28.97

SFN

23.1

26.4

-12.5

L40

20.2

16

26.25

MED

20.3

23

-11.74

APS

17.4

13.9

25.18

CLM

80

89.3

-10.41

TVB

8.8

7.06

24.65

CX8

6.5

7.2

-9.72

CMS

17.5

14.1

24.11

KKC

14.7

16.2

-9.26

L18

34.8

28.4

22.54

VSA

27

29.7

-9.09

BII

4.9

4

22.5

KDM

13.4

14.7

-8.84

DZM

8.1

6.7

20.9

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

25.7.2022

9,952.7

598.7

448.0

26.7.2022

8,851.4

396.9

339.9

27.7.2022

8,877.2

383.2

386.3

28.7.2022

15,684.2

872.7

536.2

29.7.2022

14,141.4

1,010.0

592.4

1.8.2022

16,757.1

1,333.6

696.1

2.8.2022

17,140.3

1,284.3

704.0

3.8.2022

16,958.2

1,252.3

823.5

4.8.2022

16,835.3

1,271.2

1,021.8

5.8.2022

15,197.4

883.2

1,183.5