Sẽ áp dụng chống bán phá giá thép nhập khẩu, làm rõ làn sóng hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam Doanh nghiệp nên chủ động cung cấp thông tin để ưng phó với cáo buộc bán phá giá thép không gỉ |
Theo số liệu từ Bộ Công thương, về mặt hàng thép xây dựng, trong tháng 10, thị trường có khoảng 2-3 đợt điều chỉnh giá bán thép xây dựng do giá nguyên liệu thế giới tăng do nhu cầu thị trường phục hồi khi Trung Quốc có nhiều chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản, mức tăng từ 250.000 đồng - 450.000 đồng/tấn tùy từng chủng loại.
Hiện nay giá bán thép xây dựng niêm yết tại nhà máy (chưa VAT, chưa trừ chiết khấu) của một số đơn vị trực thuộc và liên doanh với tổng công ty dao động phổ biến ở mức: Miền Bắc từ 14,4 - 14,95 triệu đồng/tấn, miền Nam từ 14,9 - 15,20 triệu đồng/tấn.
Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng sẽ tăng do nhu cầu xây dựng, sửa chữa lại nhà ở, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão Yagi tại nhiều địa phương. Các chính sách hỗ trợ tái thiết và phục hồi sau bão của Chính phủ cũng sẽ tác động đến nhu cầu về thép.
Ngoài ra, quý IV cũng là thời điểm thích hợp triển khai, đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng. Giá bán thép xây dựng dự kiến không có biến động lớn do nguồn cung dồi dào.
Giá bán thép xây dựng dự kiến không có biến động lớn do nguồn cung dồi dào. Ảnh: TL |
Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cũng cho biết, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng (xi măng, sắt, thép, cát, đá, gạch...) trong nước vẫn còn rất lớn vì diện tích nhà ở toàn quốc vẫn thấp, tỷ lệ đô thị hóa mới đạt khoảng 43%, hệ thống kết cấu hạn tầng giao thông, năng lượng chưa hoàn thiện. Những đặc điểm này tạo ra cho ngành vật liệu xây dựng một dư địa phát triển khá lớn. Theo đó, tổng giá trị doanh thu hàng năm ngành vật liệu xây dựng ước đạt khoảng 47 tỷ USD, chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Trong đó, các vật liệu xây dựng không bao gồm thép xây dựng ước đạt khoảng 600.000 tỷ đồng (tương đương hơn 24 tỷ USD), chiếm gần 6% GDP quốc gia.
Tuy nhiên, từ năm 2023 đến nay, trước tình hình thế giới có nhiều "rủi ro và bất ổn kéo dài"; thị trường bất động sản trầm lắng; giá nguyên liệu tăng cao; tình hình sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng lại đang khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải dừng toàn bộ hoặc một phần cơ sở sản xuất, thua lỗ kéo dài, tình trạng nợ xấu tăng cao...
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Về nguồn vật liệu, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất. Giao Bộ Xây dựng theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu để xử lý kịp thời theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, xác định mức đơn giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng theo tháng phù hợp với diễn biến giá thị trường, bảo đảm phù hợp, hiệu quả... |