Phiên giao dịch 6/9 ghi nhận cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG giảm điểm mạnh. Trong phiên sáng, có thời điểm VNZ giảm hết biên độ xuống 437.800 đồng/cổ phiếu – mức thấp nhất của cổ phiếu này kể từ ngày 03/02/2023.

Sang đến phiên chiều, đà giảm cổ phiếu này dần được thu hẹp. Đóng cửa phiên giao dịch, VNZ đạt mức 480.000 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm 6,8%. Đáng chú ý, thanh khoản VNZ cũng tăng mạnh so với các phiên trước đó với hơn 16.000 cổ phiếu khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt hơn 6,82 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu VNZ của VNG rơi mạnh trong phiên 6/9, mức thấp nhất kể từ hơn 1 năm qua
Giá cổ phiếu VNZ của VNG liên tục giảm trong 1 năm qua.
Đáng chú ý, cổ phiếu VNZ là một hiện tượng trên sàn về mức độ tăng giá nhanh và độ “đắt đỏ” về giá. Sau khi lên sàn vào ngày 05/01/2023, chỉ khoảng hơn 1 tháng sau, vào ngày 17/02/2023, cổ phiếu này đã đạt mức giá rất cao là 1.434,7 đồng/cổ phiếu. Mặc dù sau đó giá cổ phiếu liên tục giảm dần, nhưng VNZ là cổ phiếu hiếm khi được gọi là “cổ phiếu tiền triệu” trên sàn chứng khoán trong nước.

Theo Báo cáo tài chính bán niên năm 2024, VNG báo doanh thu thuần đạt 4.314 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu doanh thu cho thấy mảng trò chơi trực tuyến vẫn là chủ lực khi chiếm hơn 73,2% tỷ trọng, tương đương đạt gần 3.162 tỷ đồng sau nửa đầu năm 2024.

Dù vậy, trừ đi giá vốn và các chi phí, VNG báo lỗ ròng gần 586 tỷ đồng, khoản lỗ này bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước (lỗ 6 tháng năm 2023 là 1.205 tỷ đồng). Qua đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối công ty giảm xuống hơn 1.402 tỷ đồng (tương đương giảm hơn 50,6%).

So sánh kế hoạch doanh thu năm 2024 dự kiến đạt 11.069 tỷ và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 150 tỷ đồng, VNG mới thực hiện gần 39% kế hoạch doanh thu và còn cách rất xa kế hoạch lợi nhuận năm.

Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản công ty tại ngày 30/6/2024 đạt hơn 10.126 tỷ đồng, tăng hơn 5,5% so với số đầu năm. Tài sản ngắn hạn giảm 8% xuống gần 5.070 tỷ đồng, trong đó: 3.340 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, 61,3 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn.

Bên cạnh đó, công ty cũng ghi nhận tăng đầu tư tài chính dài hạn từ 1.181 tỷ đồng lên 1.310 tỷ đồng, chủ yếu do đẩy mạnh việc đầu tư vào các công ty liên kết. Cụ thể, đó là khoản đầu tư 221 tỷ đồng vào Công ty Phát triển phần mềm VTH.

VTH là công ty con của VNG, nhưng Công ty đã ký hợp đồng chào bán cổ phiếu VTH với một nhóm nhà đầu tư chiến lược từ 23/10/2023, và giao dịch hoàn tất vào 17/5/2024. Sau thời điểm này, sở hữu của VNG tại VTH giảm từ 65% xuống còn 35%, và ghi nhận VTH vào mục công ty liên kết của VNG.

Đáng chú ý, trong tổng cộng 9 công ty liên kết của VNG, ngại trừ Daione ghi nhận mức lãi gần 11 tytr đồng, hầu hết công ty còn lại đều báo lỗ, như Tiki Global (âm 510 tỷ đồng), Telio (âm 310,3 tỷ đồng)…

Cũng trong nửa đầu năm 2024, VNG tăng đầu tư vào công ty con từ 4.838 tỷ đồng lên 6.435 tỷ đồng. Chủ yếu từ việc tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty CP Zion (đơn vị sở hữu Zalopay) từ 72,65% lên 99,99% với tổng giá trị đầu tư hơn 5.141 tỷ đồng.

Giá trị dự phòng đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con cũng tăng từ hơn 3.297 tỷ đồng lên 4.778 tỷ đồng.

Giá cổ phiếu VNZ của VNG rơi mạnh trong phiên 6/9, mức thấp nhất kể từ hơn 1 năm qua
Ảnh minh họa. Nguồn: vng.com.vn

Được biết, ngày 05/01/2023, 35,8 triệu cổ phiếu VNZ của Công ty CP VNG chính thức giao dịch trên sàn UPCoM. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên của VNZ là 240.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá khoảng 350 triệu USD.

Đáng chú ý, cổ phiếu VNZ là một hiện tượng trên sàn về mức độ tăng giá nhanh và độ “đắt đỏ” về giá. Sau khi lên sàn vào ngày 05/01/2023, chỉ khoảng hơn 1 tháng sau, vào ngày 17/02/2023, cổ phiếu này đã đạt mức giá rất cao là 1.434,7 đồng/cổ phiếu. Mặc dù sau đó giá cổ phiếu liên tục giảm dần, nhưng VNZ là cổ phiếu hiếm khi được gọi là “cổ phiếu tiền triệu” trên sàn chứng khoán trong nước.

Cũng liên quan tới cổ phiếu này, trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần VNG với tổng số tiền phạt là 157,5 triệu đồng.

Theo đó, VNG bị phạt 92,5 triệu đồng do có hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. Cụ thể, VNG không công bố thông tin trên Hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, trang thông tin điện tử của Sở GDCK Hà Nội và của công ty tài liệu sau: Nghị quyết hội đồng quản trị số 10/2022/NQ-HĐQT ngày 8/9/2022 thông qua việc thế chấp tài sản của Công ty để đảm bảo nghĩa vụ nợ của Công ty CP Công nghệ Big V (là cổ đông lớn và là bên liên quan)); báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán; báo cáo thường niên năm 2023.

Bên cạnh đó, VNG còn bị phạt 65 triệu đồng do có hành vi công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Cụ thể, trong năm 2022 và năm 2023, Công ty có phát sinh giao dịch với bên liên quan là Công ty CP Công nghệ Big V (Công ty cổ phần VNG đã sử dụng tài khoản tiền gửi của VNG mở tại Citibank - Chi nhánh Hà Nội để đảm bảo cho khoản vay của cổ đông lớn của VNG là Công ty CP Công nghệ Big V tại Ngân hàng Citibank - Chi nhánh Singapore). Tuy nhiên, tại các Báo cáo tài chính năm 2022 và năm 2023 đã kiểm toán, VNG không trình bày đầy đủ giao dịch với bên liên quan này)./.