Giá vàng thế giới trong phiên cuối tuần có lúc vọt lên nhưng không vượt qua mức cản 1.850 USD/ounce khiến không ít nhà đầu tư đã bán ra, buộc giá kim loại quý này đi xuống.

Thông tin đáng chú ý trong tuần là nền kinh tế Mỹ dự kiến phục hồi trong quý II/2022 và tăng trưởng 3,8% nhưng sau đó bắt đầu chậm lại trong các quý tiếp theo. GDP của Mỹ được dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình lần lượt là 3,8% và 2,5% trong năm nay và năm tới so với mức 5,6% vào năm 2021.

Trước đó thị trường vàng thế giới đã có phiên giao dịch ấn tượng khi giá kim loại quý tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng gần đây, khi các nhà đầu tư đổ xô đi tìm nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.

Kim loại quý được hỗ trợ bởi lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn cầu nhưng vàng cũng chịu áp lực từ đồng USD tăng giá và lợi tức trái phiếu chính phủ lên mức cao nhất trong 2 năm qua, đã kìm hãm đà tăng của vàng.

Chủ tịch Fed cũng khẳng định, Ngân hàng Trung ương Mỹ có thể hạ nhiệt lạm phát mà không làm ảnh hưởng đến thị trường lao động. Dựa trên phân tích giá vàng tại các khung thời gian giảm dần, xu hướng tiêu cực của vàng vẫn hiện hữu.

Các nhà đầu tư đang tập trung vào cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang dự kiến diễn ra vào ngày 25-26/1 để bàn về kế hoạch tăng lãi suất của Fed. Trong khi, vàng là một công cụ phòng ngừa lạm phát nhưng cũng nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Fed.

Giá vàng ngày 22/1: Giao dịch quanh ngưỡng 1.835 USD/ounce
Giá vàng thế giới giảm nhẹ

Tại thị trường trong nước, hệ thống PNJ, Tập đoàn Doji và doanh nghiệp Phú Quý niêm yết giá vàng SJC không đổi cho cả hai chiều giao dịch.

Trong khi đó, cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh tăng 50.000 đồng/lượng (mua vào) và tăng 150.000 đồng/lượng (bán ra).

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 61,25 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 61,87 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K giữ nguyên không đổi ở cả hai chiều mua - bán./.