Quang cảnh hội nghị. Ảnh: NNK |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và quận Hoàn Kiếm dẫn đầu
Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Nguyễn Thị Liễu đã công bố kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2022 của các sở, cơ quan tương đương sở và UBND các quận, huyện, thị xã.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2022 của các sở, cơ quan tương đương sở, với kết quả Chỉ số CCHC đạt 91,68%, trong đó: Điểm thẩm định đạt 62,25; điểm điều tra xã hội học 27,14 - tổng điểm 89,39. Đứng thứ hai là Sở Nội vụ với kết quả Chỉ số CCHC 91,59%; đứng thứ ba là Sở Tài chính với 90,57%. Đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng này là Sở Thông tin và Truyền thông, với 80,9%.
Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC của thành phố kiến nghị Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo các sở, UBND cấp huyện bám sát tình hình, yêu cầu thực tiễn của CCHC để đề ra các giải pháp cụ thể tổ chức triển khai hiệu quả công tác CCHC thuộc phạm vi quản lý, tạo đột phá trong CCHC năm 2023. |
Đối với khối quận, huyện, thị xã, quận Hoàn Kiếm vươn lên vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số CCHC năm 2022, với kết quả Chỉ số CCHC đạt 96,08%, trong đó: Điểm thẩm định đạt 64,43; điểm điều tra xã hội học 29,73 - tổng điểm 94,16. Đứng thứ hai là quận Nam Từ Liêm với kết quả Chỉ số CCHC 95,39%; đứng thứ ba là quận Long Biên với 94,46%. Đứng cuối trong bảng xếp hạng này là huyện Ứng Hòa với kết quả 88,86%.
Để công tác CCHC ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - đô thị của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, Hội đồng thẩm định Chỉ số CCHC của thành phố kiến nghị Thành ủy, UBND thành phố chỉ đạo các sở, UBND cấp huyện bám sát tình hình, yêu cầu thực tiễn của CCHC để đề ra các giải pháp cụ thể tổ chức triển khai hiệu quả công tác CCHC thuộc phạm vi quản lý, tạo đột phá trong CCHC năm 2023.
Đồng thời, thành phố chỉ đạo các địa phương, đơn vị thường xuyên rà soát, tăng cường đổi mới, sáng tạo và mạnh dạn triển khai thí điểm, nhân rộng các mô hình cải cách mới, có tính đột phá để kịp thời tháo gỡ rào cản cơ chế, chính sách, giúp phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu, sử dụng hiệu quả kết quả chỉ số CCHC hàng năm trong công tác quản lý điều hành; có biện pháp cụ thể khắc phục những hạn chế yếu kém trong CCHC, nhất là hạn chế diễn ra trong thời gian dài...
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh trao bằng khen tặng quận Hoàn Kiếm và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (2 đơn vị dẫn đầu trong chỉ số cải cách hành chính năm 2023). Ảnh: NNK |
Cải cách hành chính phải thay đổi căn cơ trong năm 2023
Phát biểu tại hội nghị, nhìn lại năm 2022, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh nêu rõ, các đơn vị có thành tích xuất sắc, tiến bộ vượt bậc về CCHC đã được tôn vinh hôm nay “không được hài lòng, cần tiếp tục cố gắng; các đơn vị chưa được tôn vinh cần phải nhìn nhận rõ phải nỗ lực, còn rất nhiều cơ hội phát triển".
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định, cùng với cả nước, Hà Nội đã có bước tiến dài về CCHC, ngày càng phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp. “Nếu không làm tốt thì không thể có chỉ số tăng trưởng, thu hút đầu tư, sự hài lòng của người dân tăng lên như vừa qua” - ông Trần Sỹ Thanh nói.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nêu vấn đề, điều tra xã hội học của khối quận huyện có sự tiến bộ nhiều hơn các sở ngành và đặt câu hỏi với lãnh đạo các sở cần nghiêm túc suy nghĩ thêm để cải cách tốt hơn nữa trong năm 2023. Qua tổng hợp dư luận, thực tiễn lãnh đạo chỉ đạo, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy rất quan tâm tới thủ tục hành chính ở các sở, ngành. Ban chỉ đạo TP. Hà Nội sẽ làm việc trọng tâm, trọng điểm với các sở ngành về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, con người để cải cách hơn nữa.
“Cải cách hành chính chính là tiền. Mình làm tốt người ta mới đến với mình. Làm tốt thì người ta mới đầu tư thêm. Năm 2023 nhất định phải có thay đổi căn bản trong lĩnh vực này” - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh. |