Trước đó vào tháng 11/2021, Đại hội đồng cổ đông bất thường HHV đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.347 tỷ đồng thông qua hình thức chào bán cho các cổ đông hiện hữu (tỷ lệ phát hành 1:1). Nguồn vốn huy động được sẽ sử dụng để phục vụ cho hoạt động đầu tư và triển khai các dự án hạ tầng giao thông, dự án bất động sản và tăng trưởng hoạt động xây lắp.

DLG: Cho vay hơn 2.400 tỷ đồng không tài sản đảm bảo Hà Đô lập công ty con về năng lượng vốn 1.200 tỷ Xi măng Bỉm Sơn: Đầu tư tài chính dài hạn vào công ty con 116,2 tỷ đồng
HHV  -  Nợ ngắn hạn là các nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn
Đèo Cả (HHV): Nợ ngắn hạn là các nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn

Trong quý IV/2021, Đèo Cả đang thực hiện một dự án PPP như Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Tân Phú - Bảo Lộc… Ngoài ra, một số dự án đầu tư công công ty này đang thực hiện là cầu Cửa Lục 1 và hầm bao biển tại Quảng Ninh, cao tốc Mai Sơn - QL45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Mỹ Thuận - Cần Thơ…

Về cơ cấu tài chính, doanh nghiệp này có quy mô nợ phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất là 25.722 tỷ đồng, lớn gấp 3,4 lần so với vốn chủ sở hữu của công ty.

Nợ phải trả của HHV chủ yếu là dư nợ dài hạn tại các tổ chức tín dụng (là các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án BOT) và được đảm bảo bằng tài sản là giá trị các dự án hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT.

Trong cơ cấu nợ tại báo cáo tài chính hợp nhất của HHV, nợ ngắn hạn có giá trị là 4.260 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng giá trị nợ.

Về cơ cấu tài sản, công ty có tổng tài sản dài hạn là 32.082, tài sản ngắn hạn là 1.245 tỷ đồng.

Tại báo cáo tài chính công ty mẹ, nợ phải trả là 695 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 2.911 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn là 671 tỷ đồng, tài sản dài hạn là 2.935 tỷ đồng.

Các số liệu trên cho thấy công ty mẹ không bị mất cân đối vốn lưu động ròng do tài sản ngắn hạn vẫn nhỏ hơn so với nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn phát sinh trên báo cáo tài chính hợp nhất của Đèo Cả.

Nguyên nhân do các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là khoản nợ phải trả với các nhà thầu thi công, các khoản bảo lãnh bảo hành công trình và tiền giữ lại chờ quyết toán… Đây là các nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn, là giá trị các dự án hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT.