![]() |
Công chức KBNN Hà Nội thực hiện kiểm soát các chứng từ thanh toán vốn trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Đức Minh |
Thực hiện hiệu quả đổi mới trong hoạt động nghiệp vụ
Kho bạc Nhà nước (KBNN) Hà Nội là đơn vị có quy mô lớn nhất toàn quốc với hơn 10.000 đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS) và hơn 32.000 tài khoản giao dịch trên địa bàn. Trung bình mỗi ngày, đơn vị xử lý 6.000 hồ sơ trên dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), đặc biệt vào những ngày cuối năm, lượng hồ sơ phải xử lý mỗi ngày lên đến gần 9.000 hồ sơ.
Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, KBNN Hà Nội luôn đẩy mạnh cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp DVCTT phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ngoài ra, KBNN Hà Nội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, hải quan và 16 hệ thống ngân hàng thương mại để rút ngắn quy trình, thời gian hạch toán giúp tập trung nhanh, điều tiết chính xác các khoản thu vào ngân sách.
Đặc biệt, bên cạnh các ứng dụng công nghệ thông tin chung của cả hệ thống, KBNN Hà Nội đã tập trung nghiên cứu, xây dựng ứng dụng riêng phù hợp với đặc thù công việc của từng bộ phận chuyên môn. Đơn cử như trong năm 2024 vừa qua, đơn vị đã nâng cấp chương trình Khai thác báo cáo tại Phòng Kiểm soát chi và 30 KBNN quận, huyện, thị xã trực thuộc nhằm hỗ trợ theo dõi tạm ứng, đối chiếu số liệu với chủ đầu tư, góp phần giảm thiểu sai sót, nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi đầu tư.
Tại KBNN Hòa Bình, để mang đến sự hài lòng cho khách hàng giao dịch, đơn vị đã nghiêm túc thực hiện các quy định về tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát, thanh toán. Đồng thời, đơn vị luôn duy trì cung cấp 100% TTHC qua DVCTT mức độ 4 tới các đơn vị SDNS trên địa bàn. Đáng chú ý, trong năm 2024, KBNN Hòa Bình đã triển khai thành công quy trình thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, viễn thông theo ủy quyền của đơn vị SDNS; triển khai thành công mô hình thanh toán liên ngân hàng tập trung tại KBNN.
Đẩy mạnh cải cách, lấy khách hàng làm trung tâm phục vụ, ngoài việc duy trì 100% các TTHC được cung cấp qua DVCTT, KBNN Vĩnh Long đã chú trọng số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; thường xuyên rà soát, cập nhật, duy trì việc công bố, công khai các TTHC thuộc lĩnh vực KBNN, quy trình nội bộ áp dụng trên Cổng thông tin điện tử KBNN Vĩnh Long và tại trụ sở các cơ quan. Đồng thời, đơn vị tiếp tục triển khai Đề án đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC…
Tiếp tục đổi mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo
Có thể thấy, với những nỗ lực trong cải cách, hiện đại hóa, các đơn vị KBNN đã nhận về phần thưởng xứng đáng với kết quả “hài lòng”, “rất hài lòng” về thái độ phục vụ.
Trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 có đặt ra mục tiêu, đến năm 2025, KBNN vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng Kho bạc số. Sau năm 2025, KBNN tập trung nghiên cứu, phát triển các dịch vụ theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước; đến năm 2030 hoàn thành xây dựng Kho bạc số.
Thực hiện mục tiêu này, các đơn vị KBNN đã đưa ra giải pháp để thực hiện trong năm 2025 cũng như các năm tiếp theo.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Giám đốc KBNN Hà Nội cho biết, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu đã đặt ra của KBNN, KBNN Hà Nội sẽ bám sát chương trình hành động của chiến lược để chủ động thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong đó, KBNN Hà Nội sẽ đặc biệt chú trọng tới việc rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn; sắp xếp cán bộ theo vị trí việc làm phù hợp với năng lực và trình độ của từng cán bộ; đào tạo và đào tạo lại, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ đáp ứng với các yêu cầu mới. Thường xuyên cập nhật, triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách mới theo hướng hiện đại hóa chức năng quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính, ngân quỹ quốc gia, tổng kế toán nhà nước…
Đặc biệt, KBNN Hà Nội sẽ tiếp nhận, triển khai và vận hành các chương trình công nghệ thông tin để ứng dụng vào các hoạt động nghiệp vụ theo hướng hoạt động của kho bạc số.
Còn tại KBNN Vĩnh Long, Giám đốc Mai Đăng Khuê cho biết, đơn vị tiếp tục giáo dục, tuyên truyền để công chức tự rèn luyện tác phong, đạo đức cách mạng, quy tắc ứng xử. Đồng thời, đơn vị tiếp tục đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện hướng dẫn thống nhất từ tỉnh tới huyện để tạo thuận lợi cho khách hàng.
Bên cạnh đó, KBNN Vĩnh Long cũng khuyến khích các đơn vị KBNN trực thuộc kiểm tra chéo để công chức tự kiểm tra, hạn chế sai phạm.
Với KBNN Hòa Bình, ông Lê Hoài Thanh - Giám đốc đơn vị cho biết, để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và tiến tới Kho bạc số, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính toàn diện trên các lĩnh vực nghiệp vụ. Đồng thời, KBNN Hòa Bình tiếp tục duy trì các hệ thống công nghệ thông tin hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng hoạt động nghiệp vụ và hỗ trợ người sử dụng vận hành hệ thống.
Triển khai diện rộng ứng dụng công nghệ thông tin vào các nghiệp vụ kho bạc Năm 2024, toàn hệ thống KBNN tiếp tục triển khai diện rộng chương trình thanh toán tự động các khoản chi điện, nước, dịch vụ viễn thông theo văn bản ủy quyền của đơn vị sử dụng ngân sách với VietinBank; đồng thời, hoàn thiện quy trình để nâng cấp chương trình phục vụ triển khai mở rộng thanh toán tự động theo định kỳ cho các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ (điện, nước, viễn thông…). |