Nguy cơ mất quyền kiểm soát điện thoại từ số tài khoản ngân hàng lạ Ngân hàng "chạy hết tốc lực" xác thực sinh trắc học, có nơi đạt 90% lượng khách |
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Bình Dương, hiện nay việc lừa đảo trên không gian mạng diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều cá nhân bị các đối tượng giả danh hù dọa, lừa đảo để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng. Do đó, cử tri đề nghị ngành ngân hàng tăng cường các giải pháp để bảo vệ tài khoản của khách hàng.
Trong văn bản trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Dương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhìn nhận, tội phạm công nghệ cao trong hoạt động thanh toán ngày càng tinh vi và phức tạp. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, NHNN đã và đang triển khai nhiều biện pháp.
Cụ thể, NHNN thường xuyên rà soát, nghiên cứu hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động thanh toán; sửa đổi, bổ sung quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử theo hướng quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng và bổ sung quy định về đảm bảo an toàn bảo mật trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử…
Cùng với đó, ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
"Việc triển khai xác thực sinh trắc học trong các giao dịch ngân hàng góp phần bảo đảm các giao dịch thanh toán trực tuyến được thực hiện bởi chính chủ tài khoản, qua đó sẽ nâng cao an ninh, an toàn, bảo mật cho các giao dịch thanh toán trực tuyến, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong giao dịch thanh toán trực tuyến" - NHNN đánh giá.
![]() |
Ngân hàng làm sạch gần 84 triệu hồ sơ khách hàng, ngăn hành vi lừa đảo. Ảnh tư liệu. |
Đặc biệt, để tạo hành lang pháp lý vững chắc và góp phần tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật đối với hoạt động thanh toán trực tuyến, hạn chế việc lợi dụng cho hoạt động bất hợp pháp, NHNN ban hành Thông tư số 50/2024/TT-NHNN ngày 31/10/2024 quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho ngành ngân hàng có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, với các biện pháp nhằm tăng cường bảo vệ khách hàng khi giao dịch trên môi trường mạng.
Theo đó, ngành ngân hàng triển khai giải pháp đối khớp thông tin sinh trắc học theo các tiêu chuẩn quốc tế bảo đảm xác định chính xác chủ thể thực hiện giao dịch, có tính năng phát hiện các hành vi giả mạo dấu hiệu sinh trắc học của vật thể sống (Liveness Detection) để phòng chống gian lận, giả mạo khách hàng qua hình ảnh, video, mặt nạ 3D và các hình ảnh, video tạo bởi công nghệ Deepfake.
"Quy định về việc tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán không gửi tin nhắn SMS, thư điện tử cho khách hàng có nội dung chứa đường dẫn liên kết (Hyperlink) truy cập các trang tin điện tử, trừ trường hợp theo yêu cầu của khách hàng. Khách hàng chỉ cần nhận được bất cứ tin nhắn SMS, thư điện tử có nội dung chứa đường dẫn liên kết thì có thể xác định ngay là tin nhắn, thư điện tử giả mạo" - NHNN nêu rõ.
Làm sạch dữ liệu, ngăn hành vi gian lận Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tích cực phối hợp với Bộ Công an ban hành Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06 giữa Bộ Công an và NHNN, trong đó có nội dung về kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch dữ liệu khách hàng và xác minh thông tin nhận biết khách hàng góp phần rà soát đối tượng nghi ngờ, giả mạo giấy tờ tùy thân để mở tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử. Đến tháng 12/2024, Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã làm sạch được 57 triệu hồ sơ khách hàng vay; các tổ chức tín dụng và trung gian thanh toán làm sạch gần 83,6 triệu hồ sơ khách hàng. |