Chỉ thị 01 đặt ra yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Ngành ngân hàng phải hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh
Ngành ngân hàng phải hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.
Ngân hàng phải xác định giới hạn lỗ ròng cho nghiệp vụ phái sinh lãi suất Nợ xấu cuối 2021 là 1,9%, nhưng tính cả nợ xấu tiềm ẩn là 3,79% Ngân hàng đối diện khoảng hẫng pháp lý về xử lý nợ xấu

Ngân hàng Nhà nước cũng cần có giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; triển khai ngay việc xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương; tiếp tục xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém còn lại.

Nội dung Chỉ thị 01 cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, ngành ngân hàng cũng phải có các giải pháp kịp thời, phù hợp để duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Chỉ thị 01 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/2/2022, trong đó cho biết, bối cảnh dịch Covid-19 dự báo còn diễn biến phức tạp, khó lường và biến động tình hình quốc tế, khu vực.

Đất nước ta sẽ tiếp tục đối diện phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thác thức, trong khi nguồn lực còn hạn chế; sức chống chịu của người dân, doanh nghiệp đã bị giảm sút do ảnh hưởng của đại dịch kéo dài hai năm qua.

Do đó, Chỉ thị 01 yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân cả nước phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa để sớm khắc phục khó khăn, tranh thủ thời gian đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế./.