Dòng tiền “né” cổ phiếu lớn

VN-Index kết phiên hôm nay để mất 0,93 điểm so với tham chiếu, mức giảm quá nhỏ, nhưng vẫn cứ là một phiên giảm. Nguyên nhân chính là chỉ số đã không thể huy động được sức mạnh của nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Đó là hệ quả của việc dòng tiền mua quá hạn chế.

VN30-Index kết phiên cũng đỏ, dù mức giảm chỉ 0,08%. Rổ blue-chips này có 10 cổ phiếu tăng và 17 cổ phiếu giảm. Tuy thế câu chuyện không phải ở số giảm nhiều, mà là trong số giảm có đủ mặt các mã vốn hóa lớn nhất.

Ngắt mạch 6 tuần lao dốc liên tục, VN-Index có cơ hội phục hồi kỹ thuật
Diễn biến phiên giao dịch VN-Index

VCB giảm 0,92%, VIC giảm 0,13%, VHM giảm 0,3%, GAS giảm 1,23%, VNM giảm 1,3%, SAB giảm 3,93%, MSN giảm 2,36%, HPG giảm 0,66%, CTG giảm 0,77%... Gần như tất cả cổ phiếu trong Top 10 vốn hóa của chỉ số VN-Index đều giảm giá ở mức độ khác nhau phiên này. Trong khi đó chỉ số lại phụ thuộc hoàn toàn vào những cổ phiếu vốn hóa trung bình như GVR, DIG, ACB, PNJ, DXG, DPM...

Chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ là Midcap hôm nay tăng 0,69%, Smallcap tăng 0,86% nhưng sức ảnh hưởng lên VN-Index là không đáng kể. Tình trạng thị trường như vậy chỉ đem lại lợi thế cho các cổ phiếu riêng lẻ thay vì chỉ số đại diện.

Một trong những lý do nữa là dòng tiền đang không tập trung hoặc rất thận trọng đối với nhóm cổ phiếu blue-chips. Hôm nay tổng giá trị giao dịch khớp lênh của rổ Vn30 chưa tới 4 ngàn tỷ đồng, giảm 15% so với hôm qua và xuống mức thấp nhất 7 phiên. Ba cổ phiếu duy nhất thanh khoản đáng kể là HPG, SSI và STB đã chiếm tới gần 39% tổng giá trị rổ, nghĩa là số còn lại giao dịch rất nhỏ.

Trong khi đó nhóm cổ phiếu Midcap và Smallcap hôm nay vẫn duy trì được thanh khoản với mức tăng giao dịch tương ứng 3% và 22%. Nhiều cổ phiếu tăng giá rất tốt đều tập trung ở các nhóm này, ví dụ DIG tăng 6,32%, DPM tăng 3,74%, DXG tăng 5,69%, GEX tăng 1,82%, DCM tăng 3,82%, NKG tăng 3,48%... đều có thanh khoản vượt trội các blue-chips VN30.

Nếu nhìn từ góc độ nhà đầu tư thì câu chuyện hôm nay chỉ là chọn cổ phiếu nào. Điểm số không thật sự quan trọng, thanh khoản chung toàn thị trường giảm cũng không phải là yếu tố quyết định. Nhiều cổ phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ đang tăng nhanh hơn mặt bằng chung, hút thanh khoản tốt hơn, nghĩa là cơ hội lớn hơn.

Thị trường phục hồi kỹ thuật

Mặc dù cơ hội là có ở các cổ phiếu riêng lẻ, nhưng thị trường vẫn đang thể hiện một không khí thận trọng tổng thể. Lý do là dòng tiền vẫn còn kém, dù đâu đó có vài mã giao dịch sôi động. Tính bình quân, tuần này sàn HoSE chỉ đạt giá trị khớp lệnh 12.672 tỷ đồng/phiên, mức thấp kỷ lục trong vòng 18 tháng trở lại đây. So với giai đoạn 2019 đổ về trước thì con số thanh khoản này vẫn là rất tốt, nhưng từ 2021 đến nay đây lại là con số quán nhỏ.

Có hai khả năng dẫn đến mức thanh khoản nhỏ như vậy. Khả thi nhất là nhà đầu tư chưa hoàn toàn tin tưởng thị trường đã chạm đáy, nhịp tăng hiện tại mang tính kỹ thuật nhiều hơn, nên không “chơi lớn”. Khả năng thứ hai xấu hơn, là dòng tiền đã bị rút bớt khỏi thị trường chảy vào các kênh khác, thậm chí là vào hoạt động sản xuất bình thường.

Dĩ nhiên thị trường vẫn hi vọng dòng tiền đang nằm chờ trong các tài khoản giao dịch và tình trạng thiếu hụt thanh khoản hiện tại chỉ mang tính tâm lý. Thị trường trải qua nhịp điều chỉnh cực mạnh tới hơn 23%, nghĩa là xác suất cao rơi vào thị trường “gấu” (bearmarket) tiêu chuẩn (chỉ số giảm từ 20% trở lên). Vì vậy các nhà đầu tư có quyền giả định nhịp phục hồi nếu xảy ra vẫn chỉ là hồi kỹ thuật trong xu hướng giảm. Với giả định này thì VN-Index có thể tăng lên tới các ngưỡng kháng cự kỹ thuật như 1342-1350 điểm (50% biên độ giảm trước đó) hoặc các mốc khác. Chiến lược đầu tư trong điều kiện phục hồi kỹ thuật sẽ không thể dễ dãi và tất tay như trong một xu hướng tăng như trước.

Ngắt mạch 6 tuần lao dốc liên tục, VN-Index có cơ hội phục hồi kỹ thuật

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

11.527 đồng (-1%)

465,8 triệu (+1%)

1.522 tỷ đồng (-6%)

70,1 triệu (-6%)